Theo dõi trên

Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm Bình Thuận

14/09/2023, 14:52

Đây là nội dung mà Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức hội nghị sáng 14/9. Tham dự hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Cục Sở hữu Trí tuệ, lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chủ tịch và thành viên Ban chấp hành Hiệp Hội tôm Bình Thuận, lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản và các tổ chức cá nhân đang sản xuất, nuôi và kinh doanh sản phẩm tôm tại Bình Thuận.

Tại hội nghị, đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm của Bình Thuận”. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu Công nghiệp Investip (TP. Hà Nội) chủ trì thực hiện.

z4692086330350_e86918913924931e3ee88f7b7d881ed5.jpg

Phát biểu tại hội nghị, bà Mai Thanh Nga – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, nghề sản xuất tôm giống Bình Thuận bắt đầu từ những năm 1985 và đến nay toàn tỉnh có 148 doanh nghiệp, cơ sở với 730 trại sản xuất tôm giống. Sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ năm 2020 đạt 25,3 tỷ con post/148 cơ sở và chiếm 20% sản lượng tôm giống của cả nước. Sản xuất tôm giống tại Bình Thuận hiện nay chủ yếu trên 2 đối tượng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

z4692086286986_67d2e4cd547d155aec3dad1df3c96614.jpg
Toàn cảnh hội nghị.

Nhiều cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh có quy mô lớn, đầu tư trang thiết bị hiện đại, quy trình kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất tôm giống. Hiện nay, có doanh nghiệp đã thành công trong việc nghiên cứu tự sản xuất nguồn tôm bố mẹ, có thể truy xuất nguồn gốc, giống có tỷ lệ sống cao, có sức đề kháng và thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, không còn phụ thuộc vào nguồn nhập ngoại như Mỹ, Thái Lan, Singapore… Vì thế, việc tự chủ tôm bố mẹ càng khẳng định lợi thế nghề sản xuất tôm giống của tỉnh Bình Thuận trong vùng Nam Trung bộ và cả nước.

img_9389.jpg
Bình Thuận có sản lượng tôm giống chiếm 20% sản lượng của cả nước.

Tôm giống Bình Thuận cũng đã được xác định là sản phẩm lợi thế phục vụ mục tiêu chiến lược về phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 79 ngày 18/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Việc bảo hộ dưới hình thức “chỉ dẫn địa lý” sẽ tạo tiền đề cho việc quản lý chất lượng sản phẩm tôm Bình Thuận ngày một tốt hơn. Đồng thời tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân nuôi và kinh doanh tôm trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi nhiều hơn từ giá trị thương hiệu tôm Bình Thuận.

img_7043.jpg
Việc bảo hộ dưới hình thức “chỉ dẫn địa lý” sẽ tạo tiền đề cho việc quản lý chất lượng sản phẩm tôm Bình Thuận ngày một tốt hơn.

Tại hội nghị, đơn vị thực hiện dự án đã báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, cũng như thống nhất một số nội dung, kế hoạch và công tác phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức triển khai nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các cán bộ chuyên môn Cục Sở hữu Trí tuệ, Viện Nuôi trồng Thủy sản cùng với các sở, ngành, Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp để triển khai nhiệm vụ chỉ dẫn địa lý tôm Bình Thuận một cách có hiệu quả. Qua đó, nhằm nâng cao giá trị, bảo vệ và phát triển danh tiếng của sản phẩm cũng như danh tiếng của địa phương trên thị trường, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận.

MINH VÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Gắn chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” để xuất khẩu nước mắm
63 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm trong tỉnh đủ điều kiện đã được Sở KH & CN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm. Đây được xem như “giấy thông hành” cho nước mắm Phan Thiết mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm Bình Thuận