Theo dõi trên

Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

10/10/2023, 05:00

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đối với 4 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài năm 2022, ngành chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 2 tàu cá (BTh 95204 TS, BTh 97252 TS) với mức phạt tiền 900 triệu đồng/tàu. Đối với 2 tàu cá (BTh 96233 TS, BTh 96355 TS), lực lượng chức năng của tỉnh đang điều tra chứng cứ, lập hồ sơ xử lý.

Riêng 1 tàu cá (BTh-96328-TS) bị Malaysia bắt giữ đầu năm 2023, việc điều tra chứng cứ vi phạm, lập hồ sơ xử lý cho thấy tàu cá này có chiều dài 14,85 mét (không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình) nên hành trình tàu cá cũng như vị trí tàu cá khi bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ trên biển không được theo dõi trên hệ thống Giám sát tàu cá quốc gia. Thuyền trưởng, thuyền viên trên tàu hiện đang bị phía Malaysia bắt giữ, đồng thời chưa có thông tin các hình thức xử lý, xử phạt của phía Malaysia đối với lao động trên tàu (thuyền trưởng, thuyền viên) và phương tiện bị bắt giữ… Do vậy, hiện tại chưa đủ chứng cứ để lập hồ sơ xử lý, xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá này về hành vi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. UBND tỉnh đã chỉ đạo lực lượng chức năng của tỉnh (Biên phòng, Công an, Tư pháp) tiếp tục theo dõi, khi các ngư dân trên tàu cá BTh 96328-TS được trả về địa phương sẽ triệu tập làm việc để xác minh làm rõ vụ việc, xác định hành vi, tính chất, mức độ chủ tàu cá để tham mưu xử lý theo quy định pháp luật.

chu-tau-ca-vi-pham.jpg
Kiểm điểm chủ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài (ảnh: Minh Duyên).
202310021024023.jpeg
Chủ tàu cá Trần Thanh Mười (thị xã La Gi) bị phạt 900 triệu đồng sau khi đánh bắt cá trái phép vùng biển nước ngoài (ảnh: Minh Duyên).

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản đã xử lý 320 vụ vi phạm khai thác IUU khác, thu phạt gần 3 tỷ đồng. Riêng thời gian cao điểm từ tháng 5 đến nay, xử lý 264 vụ vi phạm/phạt hơn 2,4 tỷ đồng với các hành vi vi phạm: Sử dụng tàu cá không đăng ký/không đăng ký lại (52 trường hợp); giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hết hạn (10 trường hợp); giấy phép khai thác thủy sản hết hạn (1 trường hợp); không có chứng chỉ thuyền/máy trưởng (30 trường hợp); hoạt động sai nghề ghi trong giấy phép (20 trường hợp); không duy trì thiết bị giám sát hành trình (4 trường hợp); không ghi, không có, không nộp nhật ký khai thác (5 trường hợp); không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ khi ra, vào cảng (51 trường hợp); và các hành vi khác (135 trường hợp)...

MINH VÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
“Trắng tay” vì vi phạm vùng biển nước ngoài
2 lần vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, là 2 lần phải nếm trải cuộc sống cơ cực khi bị giam giữ trong chốn lao tù nơi đất khách quê người – dường như bài học cảnh tỉnh đối với thuyền trưởng Trần Anh Đức (khu phố 7, phường Phước Hội) trở nên đắt giá hơn bao giờ hết. Giờ đây, khi vừa mới được thả về sau 1 năm bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ, thuyền trưởng Trần Anh Đức vẫn còn bị “ám ảnh” với bao nỗi lo sợ vây quanh.
Nổi bật
Hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia
BTO-Sáng 5/11, tại thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài