CHẾ PHẨM

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong thâm canh cây sầu riêng
10 tháng trước Kinh tế
10 hội viên nông dân thuộc thôn Đaguri và Đa Tro, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc vừa được hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp và chế phẩm sinh học để thâm canh cây sầu riêng. Đây chính là những hộ tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong thâm canh cây sầu riêng theo hướng an toàn sinh học do Hội Nông dân tỉnh triển khai.
  • Chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi: Lợi cả đôi bề
    2 năm trước Kinh tế
    Việc ứng dụng chế phẩm sinh học (CPSH) không làm hại kết cấu, thoái hóa, góp phần tăng độ phì nhiêu đất đai, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tạo nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao. Các loại CPSH còn khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải nông nghiệp, chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp.
  • Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp
    2 năm trước Đời sống
    BTO- Hội thảo ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trung tâm thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh tổ chức sáng nay (29/7), tại TP. Phan Thiết. Đại diện các đơn vị liên quan và gần 200 hộ gia đình sản xuất trong tỉnh đến dự.
  • Chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi tôm
    3 năm trước Kinh tế
    BT- Nhằm từng bước cải thiện dần môi trường phục vụ nghề nuôi tôm, hướng đến một môi trường nuôi tôm bền vững cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm là cần thiết.
  • Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường
    3 năm trước Kinh tế
    BTO- Hội thảo chuyên đề “Sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường” do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Bình Thuận đăng cai đã diễn ra sáng nay (29/4) tại TP. Phan Thiết, thu hút hơn 100 chủ trang trại, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh tham gia.
  • Khuyến khích kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh nuôi lợn
    5 năm trước Kinh tế
    BTO- Ông Huỳnh Văn Tú – Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Linh cho biết: Trước tình hình dịch tả lợn diễn biến khó lường trên địa bàn, để thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bảo vệ đàn lợn còn lại, UBND huyện đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh đã được công nhận lưu hành, đã được kiểm chứng trên thực tế có tác dụng phòng, chống dịch tả nhằm nâng cao sản phẩm trong chăn nuôi.
  • KCN Hàm Kiệm II (Hàm Thuận Nam): Tiếp nhận dự án nhà máy sản xuất phân bón và chế phẩm sinh học hữu cơ vi sinh
    6 năm trước Kinh tế
    BT- Lãnh đạo UBND tỉnh vừa thống nhất chủ trương tiếp nhận dự án nhà máy sản xuất phân bón và chế phẩm sinh học hữu cơ vi sinh như đề xuất của Công ty CP Đầu tư Bình Tân. Theo đó giao Ban Quản lý các KCN Bình Thuận hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật, đồng thời chủ trì lấy ý kiến các sở ngành liên quan và căn cứ ý kiến của Bộ Tài nguyên - Môi trường về tiếp nhận lĩnh vực nêu trên vào KCN Hàm Kiệm II trước khi xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư. Với Sở Tài nguyên - Môi trường thì phối hợp đánh giá tác động của dự án đối với môi trường, tránh xung đột với các dự án xung quanh, còn Sở Khoa học - Công nghệ sẽ phối hợp thẩm tra máy móc thiết bị, đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường. Riêng Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch ngành, điều kiện sản xuất kinh doanh phân bón và chế phẩm sinh học theo quy định của ngành nông nghiệp quản lý.
  • Đa Kai (Đức Linh): Mô hình sử dụng chế phẩm nấm TricôĐHCT- Lúa von cho hiệu quả
    7 năm trước Kinh tế
    BTO - Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật phối hợp Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển cộng đồng Thiện Chí vừa hội thảo đánh giá kết quả mô hình sử dụng chế phẩm nấm TricôĐHCT- Lúa von xử lý gốc rạ sau thu hoạch trên địa bàn xã Đa Kai, huyện Đức Linh thu hút gần 100 bà con nông dân tham dự. Mô hình trên đã được Trung tâm Thiện Chí hỗ trợ 5 hộ thôn (2, 7, 9) xã Đa Kai áp dụng thí điểm 13 sào vụ lúa cuối năm nay. Theo quy trình này, sau khi thu hoạch lúa xong vụ trước tháo hết nước, đối với một sào lúa, dùng 50 g nấm TricôĐHCT/16 lít chia làm hai bình phun trực tiếp vào gốc rạ 1- 2 ngày, rồi cho nước vào tiến hành cày đất. Khoảng mười ngày sau rơm rạ hoai mục hoàn toàn trong đất, khi gieo sạ hạt giống nảy mầm đều. Trước đó, kết hợp dùng 75 g nấm TricôĐHCT tưới lên 25- 30 kg lúa giống ngâm, đem đi ủ; giúp phòng bệnh lúa von, đốm vằn, đạo ôn lúc cây lúa phát triển. Mô hình này giảm chi phí đầu tư 420 ngàn đồng/sào, lợi nhuận tăng 340 ngàn đồng/sào ở đều khắp trong 5 hộ tham gia. Tại...
  • Xử lý cành, trái thanh long bị bệnh bằng chế phẩm BIO-ADB
    8 năm trước Kinh tế
    BTO- Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vừa phối hợp người dân thôn 6, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc tiến hành thu gom và xử lý cành, trái thanh long bị bệnh bằng chế phẩm BIO-ADB. Kết quả, đã xử lý được 3 đống ủ (khoảng 5 tấn cành, trái thanh long bị bệnh).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO