Theo dõi trên

Chỉ nhân rộng các mô hình tự quản hiệu quả

01/07/2019, 09:44

BT- Cuối tuần qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An và lãnh đạo các sở, ban, ngành vừa có buổi làm việc với đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương xây dựng đề án mô hình tự quản.

Toàn tỉnh hiện có 5.021 tổ nhân dân tự quản, trung bình 1 tổ quản lý từ 40 - 50 hộ. Tổ nhân dân tự quản hoạt động trên tinh thần tự giác, tự nguyện, không có chế độ hỗ trợ. Tổ trưởng, tổ phó tổ nhân dân tự quản được nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc ban điều hành thôn cử cán bộ tham gia. Nhưng qua khảo sát chỉ hơn 4.000 tổ nhân dân tự quản, chiếm 79,66% hoạt động hiệu quả, giúp ban điều hành thôn nắm chắc địa bàn, quản lý và triển khai được nhiều nội dung của cấp ủy, chính quyền địa phương đến từng hộ gia đình. Số hoạt động không hiệu quả một phần do cán bộ kiêm nhiệm, chưa dành thời gian hợp lý cho nhiệm vụ được giao.

Còn trên 1.600 mô hình tự quản được xây dựng với nhiều tên gọi khác nhau theo chỉ đạo của từng ngành, từng tổ chức nhưng nội dung cơ bản giống nhau, cùng hướng đến mục tiêu góp phần cùng địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Vì thế nhiều nơi chưa phân biệt rõ mô hình tự quản với phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận, đoàn thể phát động. Chưa nắm nguyên tắc xây dựng tổ nhân dân tự quản phải xuất phát từ tinh thần tự nguyện, tự quản, tự chủ về kinh phí và hoạt động theo quy ước của cộng đồng dân cư...

Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của mô hình tự  quản tại địa phương, Tỉnh ủy cũng như ban ngành, đoàn thể của tỉnh kiến nghị Trung ương giao cho địa phương chọn lựa một số địa bàn làm thí điểm tiến hành hợp nhất, dưới sự chủ trì, điều hành của tổ chức Mặt trận, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm và làm cơ sở cho việc xây dựng bộ tiêu chí khung chuẩn cho mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư để nhân rộng. Đối với các tổ chức khác ở thôn, tổ dân phố được thành lập và hoạt động theo các quy định, điều lệ của Trung ương và các tổ chức hội, đoàn thể, khi có chủ trương sáp nhập, hợp nhất, đề nghị Trung ương điều chỉnh các văn bản pháp quy có liên quan tạo điều kiện cho địa phương có căn cứ thực hiện.

Đánh giá cao đóng góp của các mô hình tự quản, nhưng bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trưởng đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương xây dựng đề án mô hình tự quản lưu ý: Bình Thuận cần tiếp tục sàng lọc, mạnh dạn loại bỏ những mô hình tự quản không hiệu quả và nhân rộng mô hình hiệu quả, sát với thực tế địa phương, hướng đến xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đồng thời khi thực hiện phải đảm bảo sự thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp; xuất phát từ tinh thần tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm và có quy định, quy chế cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ. Không lạm dụng thu phí, lệ phí trái với quy định pháp luật…

Thùy Linh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cầu truyền hình 'Dưới lá cờ quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Cầu truyền hình "Dưới lá cờ quyết thắng" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đã diễn ra tối 5/5 tại 5 điểm cầu: Khu vực Sân hành lễ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1 (Điện Biên); Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa); Nhà rông Kon Klor (Kon Tum), Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Thành phố Hồ Chí Minh).
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ nhân rộng các mô hình tự quản hiệu quả