Theo dõi trên

Chính quyền quân sự Niger cáo buộc Pháp triển khai lực lượng chuẩn bị “can thiệp”

11/09/2023, 09:16

Mối quan hệ với Pháp đã xuống cấp sau khi Paris đứng về phía Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum sau cuộc đảo chính diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.

"Pháp tiếp tục triển khai lực lượng tại một số quốc gia thuộc Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) như một phần của quá trình chuẩn bị cho cuộc tấn công nhằm vào Niger mà Pháp đang lên kế hoạch phối hợp với tổ chức này", đại tá Amadou Abdramane, phát ngôn viên chính quyền quân sự Niger, cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình ngày 9/9.

Abdramane không đưa ra bằng chứng Pháp triển khai lực lượng tới các nước ECOWAS, cũng không cho biết cụ thể quy mô triển khai.

Pháp và ECOWAS hiện chưa phản hồi về cáo buộc này.

Bộ Ngoại giao Pháp hồi đầu tháng 8 từng ra tuyên bố ủng hộ ECOWAS lật ngược đảo chính, khôi phục nền dân chủ ở Niger. Pháp không nói rõ liệu sự ủng hộ của họ có đi kèm hỗ trợ quân sự cho cuộc can thiệp của ECOWAS vào Niger hay không.

33qu7qz-preview-1694305797-9709-1694306872.jpg

Đại tá Amadou Abdramane, phát ngôn viên chính quyền quân sự Niger, phát biểu trên truyền hình ngày 9/8. Ảnh: AFP

Pháp duy trì khoảng 1.500 quân ở Niger để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Mohamed Bazoum đối phó phiến quân Hồi giáo cực đoan. Quan hệ song phương lao dốc sau khi quân đội đảo chính lật đổ ông Bazoum cuối tháng 7. Pháp tuyên bố ủng hộ tổng thống bị lật đổ, từ chối công nhận chính quyền quân sự.

Chính quyền quân sự Niger ngày 3/8 hủy các thỏa thuận quân sự với Pháp, tuyên bố trục xuất đại sứ Pháp Sylvain Itte và rút quyền miễn trừ ngoại giao của ông. Pháp từ chối thực hiện yêu cầu, nói rằng chính quyền hiện tại không có quyền hợp pháp để trục xuất đại sứ.

Nguồn tin Bộ Quốc phòng Pháp đầu tuần này nói rằng Paris đang đàm phán với Niger về "rút một phần lực lượng" khỏi quốc gia Tây Phi. Nguồn tin không tiết lộ hình thức, quy mô hay thời gian cụ thể. Động thái diễn ra trong bối cảnh binh sĩ Pháp tại Niger đã án binh bất động, sau khi hoạt động hợp tác chống khủng bố bị đình chỉ hồi đầu tháng 8.

ECOWAS cũng đã áp đặt nhiều biện pháp cấm vận kinh tế nhằm vào Niger, bao gồm cắt đứt giao dịch tài chính và nguồn cung cấp điện, đồng thời đóng biên giới và ngăn cản quá trình nhập khẩu nhiều mặt hàng thiết yếu cho một trong những nước nghèo nhất thế giới. Các lãnh đạo quân đội khối ECOWAS tháng trước thống nhất được ngày có thể bắt đầu can thiệp vào Niger nếu các biện pháp ngoại giao thất bại, nhưng chưa công khai thông tin.

ECOWAS gồm 15 nước châu Phi là Cape Verde, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Ghana, Bờ biển Ngà, Niger, Nigeria và Togo. Mali và Burkina Faso, hiện do chính quyền quân sự lãnh đạo, đã bị ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên sau các cuộc đảo chính vào năm 2021 và 2022.

H LAN (TỔNG HỢP)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp
Thành phố Tel Aviv tiếp tục là tâm điểm của các cuộc biểu tình hằng tuần, với hàng chục nghìn người tập trung ở quảng trường Habima trước khi diễu hành tới phố Kaplan, để phản đối cải cách tư pháp.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền quân sự Niger cáo buộc Pháp triển khai lực lượng chuẩn bị “can thiệp”