Theo dõi trên

Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh

16/09/2022, 14:05

BTO-UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, nhiệm vụ của chương trình là phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Phấn đấu sẽ khôi phục, bảo tồn được từ 1-2 nghề truyền thống và phát triển từ 2-3 làng nghề gắn với du lịch; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường…

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp lại các làng nghề, làng nghề truyền thống phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ sản xuất, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá, xếp loại hoạt động làng nghề gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng và số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.

Phát triển vùng nguyên liệu và đào tạo nâng cao năng lực nghệ nhân, thợ giỏi, nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề. Cũng như chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề…

Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân. Đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tạo nên thương hiệu của địa phương thông qua các sản phẩm.

tao-hinh-san-pham-o-lang-gom-binh-duc-anh-nl-.jpg
Nghề làm gốm ở thôn Bình Đức, huyện Bắc Bình. (ảnh Ngọc lân)

T.LINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thăng trầm các làng nghề nông thôn
Bình Thuận có 4 làng nghề nông thôn được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, bao gồm làng nghề bánh tráng Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc; làng nghề mây tre đan xã Đông Hà, huyện Đức Linh, làng nghề bánh tráng Chợ Lầu và làng nghề gốm gọ Bình Đức, huyện Bắc Bình.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh