Theo dõi trên

Đâu  rồi  Phan Thiết  bánh canh

05/07/2019, 08:57

BT- Ngày trước, khi nói đến bánh canh là người ta nghĩ ngay đến  món bánh canh nấu từ các loại cá biển chứ không có nhiều biến cách như bây giờ. Tôi có người em họ sống xa quê ở Sài Gòn lâu năm, mỗi lần về Phan Thiết giỗ chạp hay thăm nhà, hai vợ chồng và hai đứa con của đứa em rất thích ăn bánh canh Phan Thiết. Trừ những sạp bánh canh bán trong lồng chợ lớn, bên ngoài các đầu cổng chợ cũng có bánh canh, tại điểm bán nhà riêng cũng có, gánh bán dạo hay chọn một điểm tiện lợi nào đó cũng có. Đường Thủ Khoa Huân chạy dài ra đến Thanh Hải có nhiều chỗ bán, đường Lê Hồng Phong, dọc hai bên chợ Phường cũng có, nhưng có nhiều biến cách theo từng vùng miền của chủ quán, có nơi còn thêm cả giò heo.   Đông nhất là điểm bán ở ngã tư Quốc tế  - đường Nguyễn Huệ lúc về khuya. Đến những năm sau này, càng ngày sau khi xì xụp húp từng muỗng bánh canh nóng hổi, cay mùi ớt, mùi tiêu, thơm mùi hành phi, hành lá, chầm chậm thưởng thức cái vị ngày xưa. Nhưng lần nào đứa em tôi cũng nhíu mày, lắc...

Ba nguyên liệu chính làm nên nồi bánh canh đặc trưng riêng của Phan Thiết là cá tươi, bún bánh canh, chả hấp hoặc chiên và gia vị. May mắn tôi đã đi tìm hỏi được một người là bà bác dâu trong gia đình hiện đã hơn 90 tuổi, sống ở cây số 1 Phú Trinh, xóm Động Giá ngày xưa mà tôi biết, mẹ chồng của bác là người chuyên nấu bánh canh để bán ở chợ Đồn. Khi được hỏi về cách nấu bánh canh ngày trước của gia đình, bà đã kể lại cho anh em tôi nghe. Bánh canh là món ăn phổ biến trên khắp mọi miền đất nước, nhưng cách nấu có hơi khác nhau do sản vật có được ở mỗi địa phương. Đất đai, biển cả ở Phan Thiết đã cho người dân ở đây đầy đủ nguyên liệu để nấu được một nồi bánh canh ngon theo truyền thống. Để nấu bánh canh đúng kiểu phải qua rất nhiều công đoạn, cần rất nhiều người, gần như gia đình, mỗi người một việc. Dậy sớm đi chợ là một bí quyết để mua được cá tươi lúc mới lên bến, ngon nhất để nấu bánh canh là cá rựa và cá thu ảo. Cá mua về rửa sạch, lọc lấy hai miếng nạc cá hai bên sống lưng ra để riêng, dùng muỗng nạo cho hết phần thịt cá còn dính trong xương cá và cả phần thịt hai bên hông chỉ còn da cá. Bỏ hết phần thịt cá vào cối đá thay nhau quết cho nhuyễn, quết càng nhiều càng tốt, cho đến khi phần thịt cá trở thành một dề liền lạc không rời, không bở, kéo thấy dai. Phần đầu, cùng xương và da cá đem cột lại thành từng bó bằng cổ tay, bỏ vào nồi nấu gạn lấy nước cốt cá. Phần thịt cá đã quết chia ra để làm chả và vò viên  nấu thêm vào nồi bánh canh cho ngọt nước. Làm chả thì trộn cá cùng thêm một ít gia vị vừa ăn như muối, tiêu, ít đường, mỡ heo cắt hạt lựu, ép lại từng miếng dày độ 3 phân, to nhỏ tùy người làm rồi đem hấp. Đánh một tô trứng vịt đều tay để khi chả chín đổ lên miếng chả tráng đều sẽ thành màu trứng vàng trên mặt chả rất đẹp và bắt mắt. Nước cốt cá nấu xong gạn lấy nước trong, bỏ chả vò viên vào, mang ra để sẵn lửa riu riu, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cùng lúc với việc chuẩn bị các loại gia vị phụ khác như hành phi, hành lá cắt nhỏ, nước mắm pha đường, ớt trái cắt nhỏ đều phải sẵn sàng. Phần bún cũng tự làm chứ không mua bún bán ở ngoài, gạo chuốt sạch đem xay, bí quyết để bún dai là thêm một hai chén cơm nguội dẻo vào xay cùng gạo, xay xong  gạo  thành bột nhão, bỏ vào trong một túi vải có cột cái đĩa nhôm đục lổ ở phía dưới, nắm vắt từ trên xuống bột sẽ chảy ra thành sợi xuống nồi nước sôi đang nấu, hết một lượt vải có bột, người ta vớt bún ra bỏ vào thau nước lạnh cho nguội, rồi tiếp tục làm lượt khác. Phần tổng hợp là cho vào gióng gánh, phi hành mỡ vào nồi nước cốt cá quyết định chất lượng nồi bánh canh, nêm lại lần chót cho vừa miệng.

Nồi nước cốt cá phải ngọt vị xương thịt của cá, không tanh mùi cá nhờ có hành phi và hành lá, nước húp hơi cay nhờ có tiêu bột và mắm ớt ngọt. Múc xong tô bánh canh, cắt vài lát chả hấp dai dày, rắc ít tiêu, thêm chút hành lá, ai ăn mặn thì tự thêm tí mắm ớt. Nhìn tô bánh canh vừa múc ra đã thấy thèm muốn ăn, mùi thơm đặc trưng của nước cốt cá tươi bay ngạt mũi, còn thêm một món bánh mì chả hấp nước mắm ngọt, ăn mãi còn thèm.

Bánh canh thời đó còn là món trợ lực, ăn nhẹ bụng cho những người vừa ốm dậy hay phụ nữ vừa ra cữ, câu nói thường nghe ở nhiều người: Nó ư ử đó, mua cho nó tô bánh canh… Bây giờ phai nhạt ít nhiều, bánh canh không còn đậm đà như xưa. Nghe lời chỉ dẫn, cả nhà chúng tôi xăn tay tất bật một buổi sáng, khi xong ngồi thưởng thức cũng chỉ đỡ nhớ mà thôi. Nó còn thiếu một cái gì đó của hương vị ngày xưa.

Nguyễn Dũng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đâu  rồi  Phan Thiết  bánh canh