Theo dõi trên

Đầu tư thiết bị truyền hình ảnh phục vụ khám, chữa bệnh

21/06/2022, 05:59

Để đảm bảo thông tin, dữ liệu được lưu trữ an toàn, dài hạn phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh; đồng thời, lưu trữ kết quả và truyền tải hình ảnh X-quang, MRI, CT, DSA, nội soi, siêu âm… góp phần cải tiến chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh, UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án đầu tư lắp đặt hệ thống lưu, truyền hình ảnh y khoa (PACS) và hệ thống kết nối chẩn đoán hình ảnh (RIS) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

Dự án có tổng mức đầu tư là 17.644 triệu đồng, từ nguồn vốn xổ số kiến thiết.

noi-soi.jpg
Nội soi dạ dày cho người bệnh.

Quy mô đầu tư dự án gồm: Trang bị một máy chủ có dung lượng 80 TB, 4 trạm chẩn đoán, 25 máy tính để bàn được liên kết, các phần mềm có liên quan và các phụ kiện kèm theo. Dự án được triển khai trong năm 2022 và hoàn thành trong năm 2023.

Sau khi dự án lắp đặt hệ thống lưu, truyền hình ảnh y khoa (PACS) và hệ thống kết nối chẩn đoán hình ảnh (RIS) hoàn thành đưa vào sử dụng tất cả hình ảnh chụp tại các máy chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang, nội soi, siêu âm… được chuyển qua mạng nội bộ và lưu vào máy chủ lưu trữ hình ảnh y tế. Đây là bước phát triển y tế số, công nghệ truyền hình ảnh y khoa hiện đại tại Bình Thuận ngang tầm với các cơ sở điều trị lớn trong nước.

Nhờ hình ảnh được lưu trữ trên máy nên người bệnh không còn phải lo lắng về chất lượng hình ảnh bị giảm theo thời gian; mặt khác, hỗ trợ cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ lâm sàng trong quá trình chẩn đoán và khám, điều trị bệnh hiệu quả. Dự án đầu tư lắp đặt hệ thống lưu, truyền hình ảnh y khoa và hệ thống kết nối chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận góp phần cải cách thủ tục hành chính; tăng số lượng bệnh nhân khám và điều trị; tăng số lượt thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện. Bác sĩ Ngô Đăng Tuấn, chuyên khoa hình ảnh chia sẻ: “Khi dự án hoàn thành dữ liệu hình ảnh gắn liền với thông tin liên quan đến bệnh nhân có thể được nhiều chuyên gia, bác sĩ truy cập đồng thời trên máy tính một cách dễ dàng. Điều này loại bỏ việc dùng phim, giấy tờ, giảm bớt không gian lưu trữ, tổ chức quản lý tài liệu, nhân sự và thời gian truy lục; giảm bớt thời gian gửi hồ sơ bệnh nhân giữa các phòng – ban liên quan. Do đó, PACS tăng hiệu quả cho việc điều trị lên rất cao mà chi phí lại giảm. Sau mỗi lần chụp phim, bệnh nhân không cần ngồi chờ lấy kết quả. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng. Vì ngay sau khi chụp, mọi hình ảnh được số hóa và lưu trữ ở dạng 2 chiều, 3 chiều với chất lượng tốt. Người bệnh chỉ cần cung cấp mã số hoặc một số thông tin cần thiết là bác sĩ có thể xem kết quả bất kỳ lúc nào trên mọi máy tính có liên kết PACS. Ngoài ra, khi cần thiết dữ liệu hình ảnh, báo cáo của bác sĩ, hồ sơ bệnh án có thể được đóng gói ghi vào đĩa CD/DVD hoặc gửi qua email dễ dàng…”.

N.Q


(1) Bình luận
Bài liên quan
Đẩy mạnh khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Y tế, từ ngày 18/3/2022, Sở Y tế triển khai khai thí điểm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử đến tất cả các Bệnh viện, Trung tâm Y tế có khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ…
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đầu tư thiết bị truyền hình ảnh phục vụ khám, chữa bệnh