Theo dõi trên

Dự báo số ca sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng

28/10/2022, 05:43

Năm 2022, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng đột biến, liên tục và vượt quá đường cong dự báo dịch một khoảng cách khá rộng. Đến thời điểm này, số ca bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tính đến nay, Bình Thuận ghi nhận 7.957 ca mắc SXH, thì có 5 ca tử vong, 226 ca nặng. Số ca mắc tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Các huyện có số ca mắc cao là Tánh Linh (1.926 ca), Đức Linh (1.091), Bắc Bình (1.089) và Hàm Thuận Nam (1.052); chiếm tỷ lệ 64,8% tổng số ca mắc toàn tỉnh. Tỷ lệ số ca SXH/100.000 dân là 644,56 vượt 5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 với tỷ lệ 129/100.000 dân. Thông qua biểu đồ, số liệu ca mắc bệnh này từ đầu năm đến hết tháng 4/2022 thấp hơn so với đường cong dự báo dịch. Tuy nhiên, từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2022, số ca mắc gia tăng đột biến, liên tục và vượt quá đường cong dự báo dịch rất lớn. Điều này cho thấy bệnh SXH đang bùng phát mạnh tại tỉnh, đến thời điểm này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh dự báo: Tình hình SXH của tỉnh có thể gia tăng tiếp ở tháng 10 cho đến tháng 12/2022.

khoa-nhi-sxh.jpg

Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, không chỉ ở trẻ em mắc bệnh SXH mà ngay cả người lớn cũng mắc. Số lượng bệnh ở người lớn chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số ca bệnh SXH điều trị tại bệnh viện này. SXH có 4 tuýp khác nhau (D1, D2, D3 và D4), mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết và tái mắc nhiều lần. Nghĩa là, sau khi mắc bệnh, người bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm với các tuýp vi rút khác.

Tiến sĩ Chế Ngọc Thạch - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Với yếu tố dịch tễ SXH theo chu kỳ 3 - 4 năm có đợt gia tăng đột biến, năm 2022 là chu kỳ của dịch bệnh SXH. Không riêng gì Bình Thuận, mà các tỉnh, thành khác ở khu vực phía Nam cũng tăng cao. Cùng với đó, sự biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, tốc độ đô thị hóa... dẫn tới gia tăng muỗi sinh sản. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, người dân có thói quen tích trữ nước nhưng không che đậy kín lu, bể nước; không dọn dẹp các vật phế thải xung quanh nhà… tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi. Thêm vào đó, người dân chưa có thói quen chủ động phòng ngừa bệnh SXH, phụ thuộc nhiều vào cơ quan chức năng dẫn đến dịch bệnh vẫn còn diễn tiến dai dẳng.

Phòng chống bệnh SXH là việc của mọi nhà, mọi người. Mỗi người dân chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt - đậy kín lu, bể chứa nước; vệ sinh môi trường sống. Thực hiện các biện pháp diệt muỗi và diệt lăng quăng mỗi tuần. Khi ngủ, người lớn, trẻ em phải mặc quần áo dài, ngủ mùng, thoa kem ngừa muỗi đốt.

TRANG MINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tuy Phong: Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Huyện ủy Tuy Phong vừa có công văn đến các đơn vị trực thuộc về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự báo số ca sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng