Theo dõi trên

Đức Linh: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

17/10/2022, 07:21

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Đức Linh đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cả hệ thống chính trị.

Nhờ vậy số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở địa phương ngày càng được nâng lên. Người lao động sau khi học nghề đã vận dụng kiến thức vào sản xuất, kinh doanh giúp giảm chi phí và tăng năng suất lao động…

dsc-3318.jpg
Ảnh có tính chất minh họa. Ảnh: Đình Hòa

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Đức Linh đã đạt được những kết quả quan trọng. Qua đó góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân, đáp ứng được nguồn nhân lực lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn được tiến hành định kỳ hàng năm, làm căn cứ xây dựng kế hoạch dạy nghề. Cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn cũng như nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Các cơ sở dạy nghề chủ động phối hợp với UBND các xã, thị trấn xuống từng thôn, khu phố để tổ chức tư vấn trực tiếp cho người lao động về nghề nghiệp và việc làm, đồng thời thông tin về chỉ tiêu và tuyển sinh đào tạo tại chỗ. Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư, việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ dạy nghề được quan tâm thực hiện, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn bố trí nguồn nhân lực, cử cán bộ phụ trách công tác dạy nghề, triển khai tốt kế hoạch đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề còn giúp cho người lao động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như: May công nghiệp, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc, kỹ thuật trồng chăm sóc cây cao su, cây ăn quả… đã đáp ứng nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp góp phần ổn định cuộc sống. Trong 10 năm qua đã mở 221 lớp/6.975 học viên đăng ký học, trong đó có 150 lớp nông nghiệp và 71 lớp phi nông nghiệp. Số lao động có việc làm 5.044/5.518 người, chiếm tỷ lệ 91,41%. Trong đó, lao động được doanh nghiệp sử dụng sau đào tạo là 1.995 người, làm nghề tại địa phương là 3.049 người. Nhìn chung, các ngành nghề đào tạo cơ bản phù hợp với nhu cầu của người lao động tại địa phương. Số lượng lao động qua đào tạo nghề tăng dần, phần lớn lao động sau khi đào tạo nghề đều tự tìm việc làm và đã biết phát huy, vận dụng kỹ thuật vào trong sản xuất, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho gia đình. Các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn cơ bản đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chủ yếu là: Cạo mủ cao su, chăn nuôi gà, chăn nuôi heo, trồng chăm sóc cây tiêu, chăn nuôi dê, bò, trâu, đan lát, may công nghiệp, lái xe…

Thời gian tới, huyện xác định chú trọng công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia dạy và học nghề. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các công ty, xí nghiệp và xác định đối tượng lao động được hỗ trợ học nghề…

H. TRINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hồ Sông Lũy cần tích nước trong tháng 10
Với “kho nước” hồ Sông Lũy như hiện tại, trong hoàn cảnh tiếp tục tích nước muộn, dự báo sẽ không bảo đảm cho sản xuất cho 2 huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc sắp tới, nhất là khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nước xả của thủy điện Đại Ninh.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức Linh: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn