Theo dõi trên

Giảm nghèo bền vững ở Hàm Thuận Nam: Thấy ấm no từ lễ khánh thành Đình Cậu

04/11/2023, 11:09

BTO-Cộng đồng người Chăm ở gần xa trong tỉnh về chung vui với làng Chăm Mư Ly vượt con số dự tính ban đầu đến 175 khách, tức tổng 675 khách. Mọi người góp tiền thuê xe ô tô để về dự lễ khánh thành Đình Cậu, đồng thời cũng là đi du lịch luôn. Nghe các đoàn bảo năm nay, thu nhập có khá hơn năm ngoái nên có điều kiện đi đứng vui chơi

z4847055169183_e291eb0ce0e9dec3dd84946385558c2e.jpg

Ngày cuối tháng 10/2023, đường dẫn vào Đình Cậu thuộc thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam có nhiều cờ đỏ bay trong tiếng nhạc vui nhộn cả 1 vùng. Ai cũng biết sự kiện Đình Cậu của làng Chăm Mư Ly, xã Tân Thuận được khánh thành. Vì chiều và tối qua, cả làng có 305 hộ dân nhưng sinh sống rải khắp ở 4 thôn trong xã Tân Thuận đã tập trung về Đình Cậu, chuẩn bị cúng lễ, đón khách. Đến trưa nay, khách khứa xe cộ vẫn còn ra vào dập dìu, nhất là có cả ô tô nhiều chỗ ngồi. Xe từ Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc vào, xe từ Hàm Tân tới, xe ở Tánh Linh ra. Vì hội tụ về như vậy nên khuôn viên Đình Cậu rực rỡ sắc màu trang phục của các quan khách. Chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ đồng bào chăm giống như nhau. Nhưng ở khung cảnh của lễ này bỗng có nhiều nét khác, khi những phụ nữ người Chăm mặc áo màu xanh, xanh sọc toát lên vẻ thanh thoát, hy vọng; còn người mặc áo màu vàng, màu trắng thì dịu nhẹ, thanh lịch; mặc màu đỏ, màu vàng nghệ thấy rõ sự quyết liệt…

z4847055141925_89aa1b3cd6c13f8c88b86e9cf58cf7f6.jpg

Trang phục phần nào phản ánh thu nhập của đồng bào Chăm như thế nào. Trang sức của các thiếu nữ, các phụ nữ trung niên đeo để góp phần làm đẹp thêm trang phục ấy cũng thể hiện phần nào điều đó. Nhưng yếu tố có tính thuyết phục nhất, không ai chối cãi là làn da của những phụ nữ trung niên người Chăm trong lễ hội, bỗng nhận ra đó là kết quả của sự chăm chút hàng ngày và cũng là kết quả có cơm no áo ấm đã rồi người phụ nữ mới nghĩ đến chăm chút sắc đẹp. Thường là vẫn thế. Có thể có khó khăn ở đâu đó nhưng tại buổi lễ này, những gương mặt ấy rất thoải mái. Tất cả rất tự nhiên, hòa mình vào các điệu nhảy, điệu múa hết mình. Họ hỏi thăm nhau bằng tiếng Việt lẫn tiếng Chăm khiến quan khách cảm nhận cộng đồng người Chăm trong tỉnh, dù ở xa nhau nhưng cũng thật gần khi có dịp gặp gỡ.

 

z4847051385080_3d0d77b3489bb09fa6d7f36a134a99c0.jpg

Ông Thông Văn Đức, Bí thư chi bộ thôn Hiệp Phước, Hội trưởng già làng chăm Mư Ly, người đón khách mời 2 ngày qua vui mừng cho biết, cộng đồng người Chăm ở gần xa trong tỉnh về chung vui với làng vượt con số dự tính ban đầu đến 175 khách, tức tổng đến 675 khách. Ở xa như Tuy Phong mời 10 người, phát sinh 20 người, hay ở xã Phan Hòa (Bắc Bình) mời 20 người, phát sinh 65 người. Gần hơn chút như khu phố Chăm Lạc Tánh mời 30 người, đi 40 người…Mọi người góp tiền thuê xe ô tô để về chung vui với làng Chăm Mư Ly, đồng thời cũng là đi du lịch luôn. Nghe các đoàn bảo năm nay, thu nhập có khá hơn năm ngoái nên có điều kiện đi đứng vui chơi

Một phụ nữ mặc áo xanh nước biển có hoa văn vào Đình Cậu cúng xong kể: "Cô ở thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc mới theo xe cùng 13 chị em khác vào sáng nay. Đã nhiều năm rồi, cô mới quay lại Đình Cậu. Lúc trước vào, Đình Cậu là ngôi nhà cũ kia. Bây giờ đã xây dựng khang trang như này, rất mừng. Ở làng Chăm nơi cô sống cũng đã xây Dinh với kiến trúc mái vòm Thái Lan".

z2965447028880_c2f65f6251b1b7f22d23b4bd42352e76.jpg
Vựa thanh long ở Hàm Thuận Nam.

Câu chuyện xây lại Đình Cậu ở Làng Chăm Mư Ly cũng là chuyện mà Ban quản lý Đình Cậu, Chúa làng Chăm phải tính toán nhiều trước đó. Làng có 305 hộ thì chưa có hộ giàu, hộ khá 200 hộ, 90 hộ trung bình và 15 hộ nghèo. Đó là con số của năm ngoái, năm mà cả xã Tân Thuận và toàn huyện Hàm Thuận Nam bị ảnh hưởng, vì giá thanh long xuống thấp kỷ lục. Nhưng năm 2023, giá thanh long ổn định lại, kéo dài mấy tháng liền nên vườn ai cũng trúng ít nhiều. Các dịch vụ liên quan đến chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, đóng thùng xuất khẩu đều được kích hoạt trở lại. Nhờ vậy, người dân có việc làm và được trả công nhật từ 300- 500 ngàn đồng/ngày, tùy tính chất công việc. Với công việc làm ở các nậu vựa, nhiều phụ nữ người Chăm được trả công 500.000 đồng/ngày, nếu làm thêm giờ. Còn nếu làm theo giờ bình thường ở các nậu vựa thanh long là đến 10 h sáng mới bắt đầu đến chiều thì người lao động tranh thủ thời gian ấy chăm vườn thanh long nhà mình nên cũng có thêm 1 nguồn thu nhập chính nữa. Đó là lý do khi nghe Đình Cậu cần xây dựng lại để có chỗ khang trang cho bà con về vui 3 lễ trong năm thì ai cũng muốn. Khi nghe kinh phí đóng góp khoảng 460 triệu đồng, tính trung bình mỗi hộ khoảng 2 triệu đồng thì tất cả thống nhất. Việc xây dựng Đình Cậu bắt đầu triển khai, dân trong làng đóng góp được 300 triệu đồng, 160 triệu đồng còn lại do các mạnh thường quân ủng hộ.

dsc_0072.jpg
Chăm sóc thanh Long ở xã Tân Thuận.

Nhờ vậy, mới có ngày vui hôm nay. Để từ lễ khánh thành Đình Cậu này, ai cũng thấy được phần nào mức sống cộng đồng người Chăm tại tỉnh qua hình ảnh đi đứng của các khách mời. Còn người dân làng Chăm Mư Ly này, là chủ đứng ra xây dựng 1 thiết chế văn hóa thì càng cho thấy rõ hơn mức sống của năm nay.

Năm 1603, làng Chăm Mư Ly tạc tượng, xây Đình Chúa và Đình Cậu nhưng vì chiến tranh nên bị cháy. Năm 1960, 2 đình được xây dựng lại tại thôn Hiệp Nhơn nhưng ở 2 nơi. Năm 2000, vì cách trở và cũng khó khăn nên Ban quản lý Đình Cậu – Chúa làng Chăm Mư Ly đã quyết định di dời và xây mới một đình thờ 2 vị: Cậu và Chúa tại khu vực trung tâm các thôn có đồng bào Chăm sinh sống như hiện nay.

BÍCH NGHỊ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Cần đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong tiếp cận nguồn lực đất đai
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng nay 3/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm nghèo bền vững ở Hàm Thuận Nam: Thấy ấm no từ lễ khánh thành Đình Cậu