Theo dõi trên

Giúp học sinh dân tộc thiểu số tự tin hơn trong học tập

11/12/2024, 05:12

Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2 năm 2021 - 2025”, Trường tiểu học Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) đã triển khai các giải pháp, xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số và duy trì tốt môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp học, giúp các em có kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt.

Trường tiểu học Mỹ Thạnh thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh chủ yếu người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 93% (dân tộc Ra-glai). Do vậy, học sinh rất lúng túng trong ứng xử, chưa đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ trong học tập và sinh hoạt hàng ngày; thiếu tự tin trong giao tiếp... Những năm học qua, thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2, năm 2021 - 2025”, Trường tiểu học Mỹ Thạnh đã thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương. Cụ thể, nhà trường đã nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tham mưu UBND huyện tiếp tục bố trí kinh phí tổ chức triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số hàng năm. Cùng với đó, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2023 - 2024. Riêng năm học 2023 - 2024, nhà trường thực hiện dạy tăng cường tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 (thời lượng 2 tiết/ tuần, 70 tiết/năm học/lớp)…

3f9143df-db5d-48a3-b041-e83822402ef2.jpeg
6c0b4479-031c-43f7-a8bb-22ba0646d034.jpeg
Trường tiểu học Mỹ Thạnh tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh.

Đặc biệt, nhà trường đã nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống nhằm góp phần tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Trong đó, quan tâm, chú trọng công tác xã hội hóa nhằm đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó có giáo dục kỹ năng sống. Đồng thời, thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy bằng cách lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục. Ví như, xây dựng nề nếp lớp học, xây dựng cho học sinh có thói quen sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, biết giao tiếp sinh hoạt với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Cùng với đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức giờ sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp; tổ chức trò chơi, diễn đàn, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội...

f23e7b51-fdbf-4fba-921a-21353f34ee16.jpeg
c35f3240-5efd-4f46-865d-02d6a68ac9f8.jpeg
ae15e732-b1db-482b-81bc-b2ac3ceaac1e.jpeg
Các hoạt động trải nghiệm, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.

Cô Huỳnh Thị Vi Vân – Hiệu trưởng Trường tiểu học Mỹ Thạnh cho biết: Sau khi áp dụng các giải pháp trên, hiệu quả chất lượng giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống của trường được nâng lên rõ rệt, có những bước tiến mới cùng với những khởi sắc mới trong từng hình thức hoạt động. Từ việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, giờ học chính khóa, đặc biệt là phân môn tiếng Việt của cán bộ quản lý, giáo viên không còn lặp đi, lặp lại một cách đơn giản, mà đã có sự đổi mới sáng tạo, phong phú, đa dạng trong từng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Nhờ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên, điều này được thể hiện cụ thể hơn ở các bài kiểm tra định kỳ, nhất là trong môn tiếng Việt ở khả năng đọc, viết và sự hiểu biết về cuộc sống, về thế giới xung quanh mình ngày một tốt hơn. Các em dần được hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống trong cuộc sống và tham gia đời sống xã hội. Các em mạnh dạn, tự tin và sáng tạo hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường hơn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới.

THANH THUỶ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Lan tỏa văn hóa đọc cho học sinh dân tộc thiểu số
Thời gian qua, Trường TH&THCS Đông Giang (huyện Hàm Thuận Bắc) đã tích cực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện trong nhà trường, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Nổi bật
Giúp học sinh dân tộc thiểu số tự tin hơn trong học tập
Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2 năm 2021 - 2025”, Trường tiểu học Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) đã triển khai các giải pháp, xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số và duy trì tốt môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp học, giúp các em có kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giúp học sinh dân tộc thiểu số tự tin hơn trong học tập