Theo dõi trên

Giúp học sinh thêm yêu di sản văn hóa

27/09/2023, 05:36

Quan tâm chú trọng và lựa chọn hình thức giáo dục truyền thống phù hợp, hiệu quả đối với học sinh là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tánh Linh tổ chức trưng bày, triển lãm tranh về di sản văn hóa địa phương.

img_5937.111.jpg
img_5953.jpg
img_5933.1111.jpg
Học sinh và giáo viên xem tranh vẽ về di sản.

Trong khuôn viên khá rộng của trường học, hơn 650 học sinh và giáo viên Trường tiểu học Lạc Tánh 1 đã được thỏa thích ngắm nhìn, tìm hiểu về di sản địa phương thông qua các tác phẩm tranh do học sinh vẽ. Dưới góc nhìn của trẻ thơ về di sản văn hóa, qua nét cọ ngây thơ của tuổi học trò, các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, các lễ nghi, lễ hội, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống… của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh được thể hiện một cách sinh động, mộc mạc, hồn nhiên bằng nhiều chất liệu. Ngoài ra, học sinh ở vùng núi Tánh Linh còn được tìm hiểu về các biểu đồ, bản đồ - là những bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Qua đó nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

img_5930.1111.jpg
Triển lãm được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và cuốn hút học sinh.

Cùng hướng dẫn học sinh xem tranh, cô Huỳnh Thị Ngọc Hà – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lạc Tánh 1 cho biết: “Việc tổ chức những tiết học ngoại khóa gắn với tuyên truyền về di tích lịch sử, văn hóa của địa phương là hình thức giáo dục hiệu quả, cần thiết và là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn giáo dục hiện nay. Qua các tranh được trưng bày, học sinh học hỏi được nhiều kỹ năng, cách sử dụng chất liệu vẽ, tư duy sáng tạo trong môn mỹ thuật. Từ đó thôi thúc các em tìm hiểu những giá trị di sản, lịch sử và liên hệ rõ hơn về những vấn đề, sự kiện trọng đại của dân tộc đang diễn ra”.

img_5966.jpg
img_5957.jpg

Em Cát Hoàng Gia Nhi – lớp 4C cùng các bạn sau khi xem tranh đều cảm thấy thú vị với những kiến thức các cô thuyết minh trình bày. Từ đó giúp chúng em mở mang kiến thức, hiểu biết về di sản, cũng như lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông.

Ông Đoàn Văn Thuận - Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Việc phối hợp với các trường học để giáo dục học sinh về truyền thống thông qua di sản văn hóa đã được Bảo tàng tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thực hiện nhiều năm qua, bằng nhiều phương thức. Trong đó có đưa học sinh đến tham quan trực tiếp tại bảo tàng, di tích; thi vẽ tranh về di tích, sắc màu văn hóa dân tộc hay tổ chức các buổi ngoại khóa, triển lãm lưu động để quảng bá, giới thiệu hệ thống các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng và giới thiệu tranh di sản văn hóa tại các trường…Đáng mừng các chương trình đều có phản hồi tốt từ thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh. Các em thêm yêu thích lịch sử, truyền thống dân tộc, có nguyện vọng được đi tham quan tìm hiểu những di tích lịch sử để trau dồi kiến thức cho bản thân, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, những tiết học về lịch sử, văn hóa địa phương ở các lĩnh vực ngữ văn, lịch sử, địa lý… được đưa vào giảng dạy. Vì thế, việc thông qua các giờ ngoại khóa tìm hiểu di sản văn hóa sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các truyền thống và giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

THUỲ LINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Bài dự thi Giải Cờ Đỏ: Gìn giữ di sản phi vật thể cho muôn đời sau. Bài 1
BTO-Di sản văn hóa phải “sống” đúng nghĩa trong cộng đồng dân cư tại chỗ là một yếu tố thiết thực nhất, có ý nghĩa nhất để phát triển bền vững. Với tình yêu và trách nhiệm của nghệ nhân, cộng đồng thực hành di sản, các cấp chính quyền, cũng như bản thân mỗi làng nghề ở Bình Thuận đang nỗ lực trong việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giúp học sinh thêm yêu di sản văn hóa