Theo dõi trên

Khép lại thanh âm của tuổi hồng thơ ngây

24/11/2022, 05:33

Tiếng hát Học sinh – Sinh viên lần I/2022 khép lại với những thanh âm trong veo của tuổi học trò. Bước khởi nguồn cho những đam mê nghệ thuật bắt đầu, máu lửa trên sân khấu, hồi hộp và bùng cháy bất tận với ca khúc yêu thích. Như một lần được hát cho thầy cô, bạn bè. Chẳng có những tranh đua, trong veo như chiếc áo trắng trong sân trường…

Đêm 20/11, 12 thí sinh xuất sắc nhất của cuộc thi “Tiếng hát Học sinh – Sinh viên” lần I/2022 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận. Sau 2 lượt thi, thí sinh Lê Thị Hiền Diệu (THPT Nguyễn Văn Linh) đã xuất sắc giành giải nhất với 2 ca khúc “Mẹ tôi” (Trần Tiến) và ca khúc “Ngọn lửa tuổi 20” (Thanh Bình). 2 giải nhì thuộc về thí sinh Trần Ngọc Khánh Hiền (THPT Phan Bội Châu) và thí sinh Đỗ Anh Thư (THPT chuyên Trần Hưng Đạo). 2 giải ba thuộc về thí sinh Nguyễn Lê Minh Nguyên (THPT Lý Thường Kiệt) và thí sinh Nguyễn Khoa Nguyên (THPT chuyên Trần Hưng Đạo). Đồng thời, Ban tổ chức cũng trao 7 giải khuyến khích cho các thí sinh trong top 12 đêm chung kết xếp hạng.

dsc01910.jpg
Hiền Diệu - Quán quân mùa đầu tiên trong niêm vui cùng với các cô giáo.

Xuyên suốt cuộc thi “Tiếng hát Học sinh – Sinh viên” đã không ít lần chứng kiến nước mắt của những tâm hồn thanh trong khi lần đầu tiên đến với cuộc thi. Chỉ đơn giản là run và quên lời, chỉ là khi đứng trên sân khấu ánh đèn, âm thanh khiến các em “loạn nhịp”, và cũng không ít lần bước ra sân khấu có thí sinh như được “thả” vào trong môi trường của chính mình. Đêm chung kết, Minh Nguyên là cậu bé đến từ Trường THPT Lý Thường Kiệt, đã khuấy động sân khấu một cách tự tin nhất. Giọng hát nội lực và cách chọn bài hát phù hợp với giọng hát đã giúp em ở trong top 3 của giải.

dsc01812(1).jpg
Cô bé  trong trẻo Thanh Như.

Cô bé Đoàn Thị Thanh Như, học sinh lớp 11A4 (THPT Nguyễn Văn Linh), so với các bạn cùng trang lứa Như đen nhẻm, đơn giản trong bộ đồ thanh niên xung phong khi hát “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, nhưng cô bé ấy lại toát ra từ giọng hát ấy ngọt ngào, trong sáng thể hiện được cả sự hồn nhiên của những người chiến sĩ năm xưa, vô tư ngay cả khi đối diện với sự sống và cái chết. Đặc biệt, cả khán phòng gần như ấn tượng bởi nụ cười hồn nhiên và ngọt ngào, mái tóc dài mỗi khi bước ra sân khấu. “Bình thường con cũng run lắm, nhưng khi ra sân khấu con được hát, tự nhiên hết sợ” – Thanh Như chia sẻ. Trần Ngọc Khánh Hiền (THPT Phan Bội Châu), với chất giọng đẹp là khá đặc biệt ở những quãng trầm khi thể hiện “Huyền sử Hoàng Sa, Trường Sa” đầy đặn đến vậy.

unnamed-6.jpg
Minh Nguyên

Xuyên suốt đêm thi các thí sinh đã bùng nổ với nhiều màu sắc âm nhạc khác nhau. Các thí sinh đã chọn lựa nhiều ca khúc nói về quê hương, trường lớp và tình thầy trò trong môi trường học đường. Điểm cộng cho cuộc thi này, đó là sự đầu tư của đơn vị tổ chức. Việc tạo nên một chương trình liên tiếp với nhiều điểm nhấn dẫn dắt, khiến người xem nhẹ nhàng hơn như đang thưởng thức một chương trình nghệ thuật, chứ không phải sức nặng của thi thố. Với vài tiết mục có trách nhiệm liên kết, như hoạt cảnh “Người đưa đò thầm lặng” với gương mặt mới Nhật Hà (biên đạo) cùng với nhóm múa Trường THPT Phan Bội Châu. Nhật Hà – một gương mặt rất mới của Trung tâm Văn hóa đã biên đạo một tiết mục mang lại cảm xúc cho người xem. Hay như tiết mục múa “Biết ơn thầy cô”, nhóm Sắc Việt với phần solist của Duy Lâm đã là mạch ngầm cảm xúc giúp cho các thí sinh thăng hoa cho phần dự thi của mình. “Cả tháng nay để chuẩn bị cho chương trình, cả phòng em đã gần như không nghỉ ngơi” – Anh Chi cho biết.

dsc01818.jpg

Cuộc thi “Tiếng hát Học sinh - Sinh viên” Bình Thuận lần I/2022 đã khép lại. Đây là kỷ niệm đáng nhớ cho các bạn học sinh - sinh viên, một sân chơi mới mẻ cho các bạn trẻ ở các trường THPT, Trường Đại học Phan Thiết và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đây, có thể tìm kiếm những nhân tố mới cho phong trào văn nghệ ở địa phương, bồi dưỡng định hướng để có thể phát huy ở những sân chơi nghệ thuật lớn hơn.

dsc01743.jpg
Những tiết mục liên kết gây cảm xúc cho người xem về một thời hoa mộng
dsc01753.jpg
dsc01849.jpg
Duy Lâm (nhóm múa sắc Việt) trong tiết mục "Biêt ơn thầy cô"
dsc01846.jpg

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo cơ hội phát triển du lịch
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa. Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khép lại thanh âm của tuổi hồng thơ ngây