Theo dõi trên

La Gi: Vi phạm vùng biển nước ngoài - nỗi lo hiện hữu

06/04/2022, 11:40

Hiện nay, tại thị xã La Gi tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn tồn tại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do số ít ngư dân vì hám lợi, bất chấp quy định của pháp luật và cảnh báo của cơ quan chức năng đã cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản bất hợp pháp.

Nhiều tháng qua, chị Trần Thị Thanh Huyền và Trần Thị Thống (chủ phương tiện tàu cá tại phường Phước Hội, thị xã La Gi) đã phải sống trong sự bất an, lo lắng khi nghe tin người thân của mình cùng tất cả bạn thuyền trên tàu cá của gia đình đã bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ trong khi khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước này. Đến nay, các chị vẫn từng ngày ngóng trông tin tức khi người thân đang bị giam giữ nơi đất khách quê người.

luc-luong-chuc-nang-kiem-tra-tau-ca-khi-xuat-ben.jpg

Nỗi lo chồng chất nỗi lo, khi sức khỏe, tính mạng của chính người thân mình đang bị đe dọa; các chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân vi phạm còn phải đối mặt với rất nhiều hình thức xử phạt nghiêm khắc cả về hành chính và hình sự khác theo quy định của pháp luật. Không dừng lại ở đó, phương tiện tàu cá và toàn bộ ngư lưới cụ đều bị lực lượng chức năng nước ngoài thu giữ - cả gia tài hàng tỷ đồng giờ tan theo bọt biển chỉ sau một lần vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ở La Gi có nhiều trường hợp ngư dân đã nắm rõ các quy định của pháp luật, biết rõ vùng giáp ranh, vùng chồng lấn nhưng vẫn cố tình vi phạm để đánh bắt hải sản trái phép, bất chấp những hậu quả nặng nề. Theo đó, từ tháng 7/2019 đến giữa năm 2021, thị xã không có trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tuy nhiên, từ giữa năm 2021 đến ngày 8/9/2021, đã xảy ra 1 tàu/7 ngư dân khai thác trái phép ở vùng biển Malaysia bắt giữ. Và đến đầu tháng 1/2022, tiếp tục xảy ra 2 tàu/13 ngư dân của phường khai thác trái phép bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ.

kiem-tra-tau-ca.jpg

Vì vậy, để ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền mà đẩy mạnh việc tuần tra kiểm soát, quản lý nhân, hộ khẩu; tổ chức nghiêm việc ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài trong từng chuyến biển; cũng như phối hợp với ngành chức năng rà soát, thống kê tàu cá, ngư dân thường xuyên neo đậu, hoạt động ngoài tỉnh có nguy cơ cao vi phạm khai thác bất hợp pháp, vi phạm vùng biển nước ngoài...

Đồng thời, công tác tổ chức kiểm điểm các chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm trước cộng đồng dân cư; công khai danh sách tàu cá vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện kịp thời để các chủ phương tiện, thuyền trưởng, ngư dân nhận thức được hành vi và tư tưởng sai trái của mình nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ đầu, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tàu cá ngư dân địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

MINH DUYÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đến năm 2022, chấm dứt hoàn toàn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
BT- Sáng 13/7, đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia (BCĐQG) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc BCĐQG về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC). Tại điểm cầu Bình Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hòa chủ trì hội nghị.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
La Gi: Vi phạm vùng biển nước ngoài - nỗi lo hiện hữu