Theo dõi trên

Lễ hội Dinh Thầy Thím là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

13/01/2022, 14:21

BTO- Lễ hội truyền thống Dinh Thầy Thím (thị xã La Gi, Bình Thuận) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thế quốc gia. Quyết định công bố do Bộ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký ngày 12/1/2022.

Lễ hội Dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi) là một trong 5 lễ hội văn hóa tiêu biểu, được tỉnh Bình Thuận chọn để bảo tồn, phục dựng và nâng tầm tổ chức để phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Lễ hội Dinh Thầy Thím tổ chức hàng năm đã trở thành nét văn hóa truyền thống của không chỉ riêng người dân địa phương mà còn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách khắp nơi về tham gia lễ hội kết hợp tham quan du lịch thị xã La Gi nói riêng, tỉnh Bình Thuận nói chung.

Diễn ra trong 3 ngày 14, 15 và 16-9 (Âm lịch) hằng năm (còn được gọi là Lễ tế Thu), lễ hội Đinh thầy Thím được tổ chức trong không gian văn hóa đặc trưng, đậm nét dân gian miền biển với nhiều hoạt động lễ và hội đặc sắc. Phần lễ là một chuỗi các nghi thức truyền thống như: lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia ghi ơn công đức của Thầy Thím theo truyền thuyết đã cứu giúp dân gian trong lúc hoạn nạn, ốm đau.

Bên cạnh phần lễ, người dân và du khách còn được tham gia và trải nghiệm các hoạt động dân gian như: hội thi làm bánh, thi khiêng thúng ra khơi, thi gánh cá, đan lưới, giải việt dã, chương trình nghệ thuật, biểu diễn lân - sư - rồng, mô hình sự tích Thầy Thím, bốc thuốc chữa bệnh. Lễ hội Dinh Thầy Thím không đơn thuần là lễ hội văn hóa dân gian truyền thống, mà còn mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, ghi khắc công đức của các bậc tiền nhân hơn 150 năm qua, hàng năm thu hút khoảng 500.00 lượt khách tham gia. Được biết, Dinh Thầy Thím được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 1997.

NGUYÊN VŨ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đề nghị đưa Lễ hội Dinh Thầy Thím vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
BT- Lễ hội Dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi) ra đời, duy trì và tồn tại đến ngày nay gắn liền với lịch sử hình thành các tập quán liên quan đến tín ngưỡng thờ Thầy Thím của cộng đồng người dân địa phương. Thầy Thím là cách gọi thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với hai vợ chồng người đạo sĩ tài đức, giàu lòng nhân ái đã có nhiều công lao cứu giúp người dân nghèo trong cuộc sống. Do không rõ họ tên của vợ chồng người đạo sĩ, nên sau khi họ qua đời, nhân dân địa phương kính cẩn gọi là Thầy và Thím. Để ghi tạc công ơn đó, các thế hệ ông cha ngày trước đã lập dinh thờ Thầy Thím.
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ hội Dinh Thầy Thím là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia