Theo dõi trên

Mở rộng trường học để phát triển giáo dục của địa phương

19/03/2024, 05:49

Trường THPT Đức Tân được thành lập từ năm 1996. Nhiều năm liền trường dẫn đầu khối thi đua 2 trong hệ thống THPT tỉnh, được UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và tặng bằng khen về phong trào thi đua yêu nước khối THPT nhiều năm liền.

Năm 2016 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng dạy và học của trường từng bước được nâng cao. Thể hiện rõ là tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đều đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT bình quân đạt từ 90% đến trên 95%. Nhất là trong 5 năm học gần đây, trường có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, tỷ lệ học sinh khối 12 trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học hàng năm đều đạt trên 70%. Năm học 2022 – 2023, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, Trường THPT Đức Tân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được công nhận trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

z5259969945216_72b69f56ea99d16abce53a5603a56d16.jpg

Phát huy kết quả đó, năm học mới 2023 – 2024, Trường THPT Đức Tân có 792 học sinh và 53 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động (trong đó có 7 lớp 10, với 282 học sinh; 7 lớp 11, với 265 học sinh; 6 lớp 12, với 245 học sinh). Bước vào năm học mới, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí lực, truyền thống nhà trường, để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023 – 2024, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Được biết, theo kế hoạch phát triển trường lớp tại địa phương huyện Hàm Tân đến năm 2030 trường sẽ tăng thêm khoảng 10 lớp (bình quân mỗi khối thêm 3 lớp). Như vậy, đến năm 2030, Trường THPT Đức Tân có khoảng 30 lớp, với trên 1.200 học sinh. Căn cứ vào quy mô học sinh dự kiến phát triển đến năm 2030 và hiện trạng cơ sở vật chất hiện có thì Trường THPT Đức Tân không thể đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và không đáp ứng cơ sở vật chất theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, địa phương huyện Hàm Tân đã đề nghị UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng các hạng mục cần thiết để mở rộng Trường THPT Đức Tân. Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Đức Tân với tổng mức vốn đầu tư xây dựng công trình là 29.230 triệu đồng. Trong đó, đầu tư xây dựng mới khối phòng học bộ môn, hỗ trợ học tập, phòng họp hội đồng và thư viện; xây dựng nhà vệ sinh giáo viên; 3 nhà để xe học sinh. Đồng thời, cải tạo, sửa chữa các khối phòng học B, C, D cũ đang xuống cấp do sử dụng lâu ngày và các hạng mục phụ trợ. Mặt khác, đầu tư trang thiết bị cho công trình mới. Dự án xây dựng các hạng mục nói trên của Trường THPT Đức Tân dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025.

Khi công trình Trường THPT Đức Tân hoàn thành sẽ đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu, hàng năm có thể tiếp nhận hơn 1.200 học sinh đến trường; điều kiện dạy và học của giáo viên, học sinh được cải thiện tốt hơn. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục cấp THPT của huyện Hàm Tân.

N.H


(0) Bình luận
Bài liên quan
Sôi nổi Ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ”
BTO-Sáng 18/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp Sở Giáo dục – Đào tạo; Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe”, phát động thi đua tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) cấp tỉnh tại Trường tiểu học Phú Tài, TP. Phan Thiết.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mở rộng trường học để phát triển giáo dục của địa phương