Theo dõi trên

Nhớ Trường Sa!

16/01/2022, 16:37

BX- 8 năm trước cũng vào độ chớm xuân, tôi lần đầu tiên có dịp ra thăm, làm việc tại các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bây giờ, dù đã nhiều năm trôi qua, song ký ức về Trường Sa trong tôi vẫn nguyên vẹn. Nhớ nhất là hình ảnh về đời sống sinh hoạt, làm việc, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân và dân ta nơi đầu sóng ngọn gió...

truong-sa-2-.jpg

Mùa xuân nơi đảo xa không giống với đất liền. Quân, dân ở Trường Sa đón tết bằng những “đặc sản” rất riêng, đó là cái nắng đến rát mặt, những cơn sóng biển tung bọt trắng xóa bên cạnh hoa phong ba, hoa bàng vuông trắng tím. Nhánh mai, cành đào ở đảo cũng rất khác, thân của nó thực chất là cây phong ba được lính đảo “tân trang” lại, sau đó lấy hoa mai, hoa đào bằng vải hoặc nhựa gắn lên.

Ấn tượng nhất có lẽ là chuyện gói bánh chưng, bánh tét. Nếu trong đất liền gói bánh chưng bằng lá dong hoặc lá chuối thì bộ đội Trường Sa gói bánh chưng bằng lá bàng vuông. Nghe đơn giản, nhưng để có một chiếc lá bàng vuông gói bánh không phải dễ, bởi lá cần phải lớn, phải xanh, đặc biệt phải còn nguyên vẹn, trong khi Trường Sa quanh năm nắng gió nên hầu hết lá bàng đều bị rách tua tủa. Lính đảo phải leo lên tận ngọn cây mới hái được. Bánh chưng được gói bằng lá bàng vuông có hương vị rất đặc biệt. Vị chát, vị ngọt của lá hòa quyện cùng mùi thơm của nếp, của đậu xanh, của thịt heo... tạo nên hương vị bánh chưng chỉ Trường Sa mới có.

truong-sa-1-.jpg
Canh gác, sẵn sàng chiến đấu là mệnh lệnh, cũng là niềm tự hào với mỗi người lính ở Trường Sa.

Không chỉ có thịt heo, gà, giò lụa… được gửi từ đất liền, trong mâm cơm của người dân và lính đảo còn có thêm rau tươi. Ngày tết nơi đây vẫn có dừa, đu đủ, chuối... tất cả thành quả ấy đều do quân, dân trên các đảo tự tăng gia sản xuất. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc, Trường Sa thường xuyên được đầu tư về mọi mặt, không ngừng lớn mạnh. Đảo nào cũng có phương tiện nghe, nhìn hiện đại, có giàn máy karaoke để cán bộ, chiến sĩ sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Vì thế, giữa đại dương mênh mông, bên cạnh tiếng sóng của biển khơi là lời ca tiếng hát đón mừng năm mới cứ rộn ràng khắp các đảo. Ở đảo nổi còn tổ chức những trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, đá banh, bóng chuyền... tất cả diễn ra trong không khí vui tươi, đoàn kết.

truong-sa-4-.jpg
Đảo Trường Sa lớn nhìn từ cầu cảng.

Vui xuân nhưng không quên nhiệm vụ - đó là mệnh lệnh, cũng là niềm tự hào với mỗi người lính ở Trường Sa. Với các anh, “đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, “Bộ đội Cụ Hồ” ở Trường Sa vẫn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh gác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bảo vệ bình yên cho Tổ quốc.

TẤN THÀNH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thiêng liêng như Tết Trường Sa
BTO- Bồng súng đứng canh cột mốc chủ quyền hay căng thẳng theo dõi những con tàu “không mời mà đến”. Quây quần bên đồng đội trước bàn thờ Tổ quốc, hay cùng các em nhỏ vui trò chơi dân gian, trong tim cán bộ chiến sĩ ở 21 đảo, điểm đảo/33 điểm đóng quân thuộc quần đảo Trường Sa đều cảm nhận được được sứ mệnh thiêng liêng của mình được canh chủ quyền biển đảo yên bình cho nhân dân cả nước đón Tết vui xuân.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhớ Trường Sa!