Theo dõi trên

Nới lỏng chính sách dân số

28/05/2018, 09:04

BT- Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á vận động sinh đẻ có kế hoạch vào năm 1961. Chính sách dân số thời kỳ ấy diễn ra trong thời kỳ đất nước chiến tranh, hai miền chia cắt, kinh tế hết sức khó khăn. Sau gần 6 thập kỷ, nước ta giảm sinh được cả chục triệu người và duy trì đạt mức sinh thay thế trong suốt hơn 10 năm qua.  Tuy nhiên, hiện đất nước đang trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ cấu dân số, phân bố dân số không đông đều khiến dân số giảm, mất cân bằng giới tính, già hóa.

Trước thực trạng đó, các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách dân số nước nhà đã đề nghị trung ương chuyển đổi trọng tâm công tác dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển theo Kết luận 119 năm 2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) để đất nước phát triển bền vững.  Nếu trước đây số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 6,3 con (năm 1961) giảm xuống 5,25 con vào (năm 1975) và 3,8 con vào năm 1990. Đến năm 2006, Việt Nam đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ và tỷ suất sinh này duy trì ổn định trong một thập kỷ qua. Việc vận động người dân “dừng ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” cùng với chính sách thưởng, phạt như lấy tiêu chuẩn 2 con làm định mức cho cán bộ công nhân viên, không đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, thậm chí kỷ luật vì vi phạm chính sách dân số đã kéo tổng tỷ suất sinh giảm mạnh xuống còn 2,3 con vào năm 2000, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 2,9 con.

Việt Nam đã ký công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ   (CEDAW) vào năm 1980, trong đó có điều khoản các cặp vợ chồng được quyền quyết định số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Do đó, một số chuyên gia dân số cho rằng việc nới lỏng chính sách sinh con, chuyển trọng tâm từ chính sách DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển phù hợp với pháp luật quốc tế.

Cụ thể, với mức sinh ổn định trong nhiều năm qua, một số chuyên gia về dân số kiến nghị nên bỏ chính sách 2 con với tất cả các nhóm đối tượng, kể cả đảng viên, công nhân viên chức. Hiện tại, so với tỷ lệ sinh trung bình trên cả nước là gần 2,1 con, các địa phương có tỷ lệ sinh cao hầu hết tập trung ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, trung bình 2,5 con/phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Ở các tỉnh Đông Nam bộ, tỷ lệ sinh khoảng 1,56 con và ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 1,84 con/phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.

Theo Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) trong thời gian tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo để giảm sinh ở những tỉnh, thành có mức sinh còn cao, duy trì kết quả đạt được ở những địa phương đạt mức sinh thay thế, thực hiện chủ trương “mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con” ở những nơi có mức sinh thấp. Mục tiêu là bảo đảm quy mô dân số nước ta không quá 98 triệu người vào năm 2020.

Ở tỉnh ta, nếu năm 2010 dân số Bình Thuận là 1,25 triệu người thì đến 2017 tăng lên 1,3 triệu người, tuy nhiên số con bình quân của mỗi phụ nữ là 2 vào năm 2010 thì đến 2017 chỉ còn 1,9 con.  Sau khi có Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII đã ban hành Chương trình hành động 41 về thực hiện công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động về dân số, vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, không lựa chọn giới tính khi sinh. Từ đó tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chuyển trọng tâm từ chính sách tập trung vào KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Trong công tác tuyên truyền tập trung chú ý vận động sinh ít con ở các vùng, đối tượng có mức sinh cao, duy trì kết quả  ở những nơi đã đạt được mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những có mức sinh thấp.

Đối với các cơ sở y tế, cán bộ y tế cần chấm dứt tình trạng lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Cùng với đó là thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc có dân số dưới 10 ngàn người. Tiếp tục phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước, quê hương bền vững và chủ động thích ứng với già hóa dân số.

Như NguyỄn



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cử tri xã Phan Điền:
Kiến nghị các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số
BTO-Chiều 23/12, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận ông Lê Quang Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Nguyễn Hữu Thông, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Phan Điền (Bắc Bình), thông báo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo huyện Bắc Bình và xã Phan Điền.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nới lỏng chính sách dân số