Theo dõi trên

Phát huy sức mạnh nhân dân từ bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”

21/11/2023, 05:18

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Với phương châm “Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” đã góp phần tích cực ổn định tình hình tư tưởng, tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong nội bộ và nhân dân.

Nghị quyết vì dân

Những năm qua, Tỉnh ủy Bình Thuận luôn nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng luôn theo phương châm “Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đối với các Nghị quyết trước khi ban hành đều được gửi lấy ý kiến của người dân bằng những hình thức phù hợp. Đáng chú ý, năm 2022, Tỉnh ủy Bình Thuận (khóa XIV) đã ban hành 6 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 12 về một số chủ trương, giải pháp nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thể chế hóa bằng các nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch để đưa nghị quyết vào thực tiễn.

dsc_5410.111.jpeg
Đồng chí Nguyễn Lam, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Bình Thuận trong vận dụng bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”. Ảnh: T.Linh.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành của tỉnh luôn quán triệt quan điểm lấy “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chính đáng và hạnh phúc của nhân dân... Bên cạnh đó, Bình Thuận đã ban hành nhiều chính sách đặc thù của tỉnh như: Trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là dân tộc thiểu số; chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư, hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học; chính sách thu hút đội ngũ bác sĩ giỏi về công tác tại tỉnh...

Cùng với đó, việc lồng ghép, tích hợp bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia được Bình Thuận thực hiện hài hòa và có hiệu quả tích cực, nhất là sự hưởng ứng thực hiện của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục cụ thể hóa bài học “Dân là gốc”

Xác định mọi nhiệm vụ chính trị được đề ra trong các chủ trương, nghị quyết, chính sách, chương trình đều nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”, phát huy vai trò nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bên cạnh đó, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy; tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về tầm quan trọng của bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”. Từ đó, phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Đồng thời, đổi mới phương thức làm việc các cơ quan của Đảng; xây dựng phong cách gần dân, trọng dân, sát dân, nói đi đôi với làm. Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân và dân chủ trong triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Mặt khác, thường xuyên nắm tình hình, diễn biến tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội quan tâm, tăng cường công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân. Chú trọng công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số và trong tôn giáo; bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”; đồng chí Nguyễn Lam, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Bình Thuận trong vận dụng bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, đề nghị tỉnh trong thời gian tới tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nhất là công tác dân vận chính quyền, dân vận khéo. Quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, công tác vận động, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân thiện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân...

THU HÀ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Khảo sát việc vận dụng bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”
BTO-Chiều 7/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương Đảng do đồng chí Nguyễn Lam – Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn về khảo sát, nghiên cứu đề tài trọng điểm cấp Quốc gia bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát huy sức mạnh nhân dân từ bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”