Theo dõi trên

Phát triển bền vững nha học đường

26/07/2024, 16:15

BTO-Sáng 26/7, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động răng hàm mặt và chương trình nha học đường các tỉnh thành phía Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 tại Phan Thiết do Tiến sĩ bác sĩ chuyên khoa II Lê Trung Chánh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Đề án 5628, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh chủ trì.

rhm.jpg
Các chuyên gia và các bác sĩ đến từ 32 tỉnh thành phía Nam dự hội nghị.

Theo đó, chương trình nha học đường là 1 trong 5 nội dung của chương trình y tế học đường. 32 tỉnh thành phía Nam đều triển khai chương trình này. Tuy nhiên, một số mặt còn hạn chế. Đó là trường học không có nhân viên nha học đường, nhân viên y tế trường học kiêm nhiệm. Các phòng nha học đường chuẩn xuống cấp, không có kinh phí duy trì hoạt động.

Với mục tiêu, là kế thừa phát huy nền tảng đã được xây dựng, khởi động lại chương trình nha học đường, duy trì phát triển bền vững chương trình. Tại hội nghị, các chuyên gia trình bày về mô hình trường trạm. Đồng thời, thảo luận, góp ý Đề án 5628 và chương trình nha học đường - mô hình trường trạm.

ts-le-trung-chanh.jpg
Tiến sĩ bác sĩ chuyên khoa II Lê Trung Chánh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Đề án 5628, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ bác sĩ chuyên khoa II Lê Trung Chánh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Đề án 5628, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều năm qua, với chức năng, nhiệm vụ được Bộ Y tế giao, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh triển khai chuyển giao kỹ thuật cho khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, cử ê- kíp bác sĩ về cầm tay chỉ việc; đào tạo bác sĩ, điều dưỡng khoa Răng Hàm Mặt của tuyến tỉnh. Đến nay, một số khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thực hiện các kỹ thuật chuyển giao có hiệu quả. Tuy nhiên, khối dự phòng, cụ thể chương trình nha học đường còn nhiều khó khăn. Thậm chí, một số nơi không triển khai chương trình này.

Tại Bình Thuận, sau hơn 2 năm triển khai Đề án 5628, công tác khám chữa bệnh răng hàm mặt và phòng chống bệnh răng miệng tại cộng đồng đạt được một số kết quả. Tỷ lệ trung bình bác sĩ răng hàm mặt so với dân số là 0,7/10.000 dân; phấn đấu đến năm 2030 là 1/10.000 dân. Các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh răng hàm mặt của người dân. Năm 2024, công tác phòng chống bệnh răng miệng tại cộng đồng được thực hiện lồng ghép trong chương trình y tế trường học và trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, cho biết: Thông qua hội nghị này, Bình Thuận luôn mong muốn có thêm kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh cũng như học hỏi, trau dồi thêm những kinh nghiệm từ các tỉnh thành phía Nam để triển khai có hiệu quả Đề án 5628. Đồng thời, nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và phòng chống bệnh răng miệng tại cộng đồng nói chung và chương trình nha học đường nói riêng.

TRANG MINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Giải pháp phát triển y tế biển, đảo ở 7 huyện, thị, thành phố có biển
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch chương trình phát triển y tế biển, đảo tỉnh Bình Thuận đến năm 2030.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển bền vững nha học đường