Theo dõi trên

Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 ‐ 2025

14/11/2022, 05:12

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 ‐ 2025 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chung nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 ‐ 2025 theo Quyết định số 809/QĐ‐TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế ‐ kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản. Đồng thời, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế ‐ xã hội; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ các‐bon từ rừng…

data-news-2019-2-115096-ngam1.jpg
Bảo tồn đa dạng sinh học (ảnh Ngọc Lân)

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh 43%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân từ 2,8 ‐ 3,3%/năm. Để thực hiện kế hoạch, UBND tỉnh đề ra nhiệm vụ bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là đối với 288.564 ha diện tích rừng tự nhiên, đưa vào khoán bảo vệ rừng 686.480 lượt ha (bình quân khoảng 137.296 ha/năm). Đảm bảo cơ cấu 3 loại rừng hợp lý. Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Thực hiện hiệu quả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nuôi dưỡng và làm giàu rừng tự nhiên. Đối với rừng trồng, trồng rừng tập trung 9.011 ha (bình quân khoảng 1.802 ha/năm). Đẩy mạnh trồng và phục hồi rừng tại các khu vực phòng hộ, đầu nguồn, nơi có nguy cơ sạt lở và đất đồi núi chưa sử dụng.

z1951453847559_f56eae27ec88adaf60fc604f6c643585.jpg
Tuần tra, bảo vệ rừng 

Hướng đến năm 2025, năng suất rừng trồng đạt bình quân 20 m3/ha/năm. Trồng bổ sung, phục hồi nâng cấp 2.705 ha rừng trồng. Đặc biệt ưu tiên bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ven biển…

K. HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thả động vật quý hiếm về rừng
Chiều qua (28/10), Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Thuận Nam phối hợp Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Công an huyện Hàm Thuận Nam tiến hành thả 7 cá thể khỉ đuôi lợn và 1 cá thể cầy vòi hương (có tổng trọng lượng gần 15 kg) về môi trường tự nhiên.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 ‐ 2025