Theo dõi trên

Phòng thủ dân sự với phương châm “Phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc”

16/02/2023, 05:41

Đó là một trong những nhiệm vụ được xác định trong Chương trình hành động số 55 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phòng thủ dân sự (PTDS) đến năm 2030 và những năm tiếp theo vừa được ban hành.

Theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, những năm qua, công tác PTDS của tỉnh từng bước được hoàn thiện về thể chế và tổ chức, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản, sức khỏe của nhân dân, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhận thức về PTDS chưa thống nhất, pháp luật về PTDS chưa hoàn thiện, công tác dự báo thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh… còn bị động. Kết cấu hạ tầng một số công trình kinh tế - xã hội chưa gắn kết chặt chẽ với công trình, thiết bị PTDS; chưa thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Tình hình trên đặt ra phải yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác PTDS để ứng phó kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống.

z4108104919835_1ca0f04f58ce670e0b9f4dfdd937c807.jpg
Đoàn khảo sát Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đi thực tế tại khu vực Cảng phòng tránh trú bão ở phường Thanh Hải, TP. Phan Thiết vào tháng  7/2022. 

Trong Chương trình hành động số 55, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng, khả năng ứng phó và khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để giảm thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp. Trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, quản lý của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và sự tham gia của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ PTDS. Quá trình đó “Phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc”; tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện bất cập, chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót.

Đồng thời, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng; xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các lực lượng và nhân dân trong thực hiện PTDS. Tích cực chủ động phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về PTDS; thực hiện chiến lược PTDS đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và kết hợp chặt chẽ với các chiến lược chuyên ngành liên quan. Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Đa dạng hóa và ưu tiên các nguồn lực để triển khai có hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Chú trọng xây dựng lực lượng và tăng cường huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ PTDS. Tăng cường hợp tác quốc tế; tiến hành sơ kết, tổng kết thực tiễn về PTDS.

LÊ PHÚC


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với tỉnh về phòng thủ dân sự
Sáng 11/7, Đoàn khảo sát Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội do Trung tướng Nguyễn Minh Đức – Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh về kết quả thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự. Về phía tỉnh, có đồng chí Lê Tuấn Phong – Chủ tịch UBND tỉnh. Dự buổi làm việc còn có đại diện Đoàn ĐBQH đơn vị Bình Thuận, lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Hàm Tân, thị xã La Gi, TP. Phan Thiết.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng thủ dân sự với phương châm “Phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc”