Theo dõi trên

Tầm quan trọng của phòng thủ dân sự

24/10/2022, 05:34

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân…”. Do vậy, việc Bộ Chính trị Ban hành Nghị quyết 22/NQ/TW ngày 30/8/2022 về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo là một trong những giải pháp để cụ thể hóa nhiệm vụ đề ra.

Hiểu về phòng thủ dân sự

Phòng thủ dân sự được hiểu là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy vai trò, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể và nhân dân. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, bảo đảm quốc phòng an ninh trở lại bình thường.

z3812272608295_da3024a0d6683cc1e8a51d2ec593b984-2-.jpg
Trung tướng Nguyễn Minh Đức – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khảo sát về phòng thủ dân sự tại Bình Thuận hồi tháng 7. (Ảnh: L. Phúc)

Phòng thủ dân sự cũng chính là một nội dung trong phòng thủ quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt động (giải pháp) được chuẩn bị từ trước để khi có tình huống xảy ra, theo kế hoạch thống nhất, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn hoặc hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Công tác phòng thủ dân sự liên quan tới mọi lĩnh vực của đất nước và là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và toàn dân. Cũng bởi vì vậy mà vai trò quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước có tính quyết định đến chất lượng và kết quả công tác phòng thủ dân sự.

Triển khai phòng thủ dân sự, những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác phòng thủ dân sự và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ các cấp, các tổ chức và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của phòng thủ dân sự, nhằm mục đích nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, thảm họa… Bên cạnh đó huy động mọi nguồn lực xây dựng các công trình phòng tránh, trú… kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra trên địa bàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại cả về người và tài sản.

Bình Thuận xây dựng phòng thủ dân sự

Tại Bình Thuận, những năm qua công tác triển khai phòng thủ dân sự đã được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm thực hiện. Nhiều công trình phòng thủ dân sự được địa phương xây dựng và lên kế hoạch triển khai từ nguồn vốn Trung ương, địa phương và huy động sức dân thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân về phòng thủ dân sự. Qua đó góp phần phòng ngừa, ứng phó và khắc phục; sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, góp phần quan trọng vào ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tỉnh Bình Thuận cũng coi trọng công tác huấn luyện cho các đối tượng trong khu vực phòng thủ dân sự; chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang được nâng lên, tính chủ động ngày càng cao, sẵn sàng cơ động thực hiện các nhiệm vụ khác, đặc biệt là khắc phục hậu quả thiên tai. Xây dựng các kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần, phòng không nhân dân, xây dựng công trình ngầm, đường hầm, trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý tình huống; chỉ đạo quy hoạch một số khu vực để phục vụ di dời, sơ tán nhân dân và cứu nạn cứu hộ…

Có thể khẳng định, trước những diễn biến khó lường, phức tạp của tình hình thiên tai, dịch bệnh, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, những biến động của tình hình thế giới, thì việc coi trọng công tác phòng thủ dân sự qua Nghị quyết 22/NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị là hết sức cần thiết. Ngoài ra để cụ thể hóa hơn trong triển khai phòng thủ dân sự, hiện nay Quốc hội đang xây dựng Luật Phòng thủ dân sự và được các Đại biểu Quốc hội và nhân dân đánh giá rất cao. Đây sẽ là cơ sở vững chắc hoàn thiện pháp luật về phòng thủ dân sự, từ đó, góp phần xây dựng Chiến lược phòng thủ dân sự vững chắc hơn, đặt trong tổng thể Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

PHÚC SINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Bộ CHQS tỉnh sơ kết công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng
Chiều ngày 29/6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm; triển khai công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng cuối năm 2022.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tầm quan trọng của phòng thủ dân sự