BT- 1. Con dông ở vùng đồi cát như xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết), Hòa Thắng (Bắc Bình) sinh sống hoang dã. Sau thời gian dài khai thác, lượng dông tự nhiên giảm hẳn, người dân đưa về nuôi trong môi trường nhân tạo, được thị trường ưa chuộng, trở thành món đặc sản của xứ cát biển. Tuy nhiên, với hộ mới bắt đầu nuôi chưa có kinh nghiệm làm chuồng, dẫn đến thất thoát số lượng đàn. Chẳng hạn, một số hộ thiết kế đáy chuồng không lót bạt, dông đào hang chui đi. Để tránh con dông đào hang thoát ra ngoài, một số hộ lót bạt hoặc dưới nền đổ một lớp xi măng mỏng, nhưng không đảm bảo việc rút nước nhanh khi mưa đến làm chuồng bị ngập úng, dông chết… Theo thời gian, người nuôi rút kinh nghiệm và nhận thấy nuôi dông rất dễ, bởi nguồn thức ăn phong phú tận dụng nguồn phế phẩm như bông sò đo, rau muống biển, chùm ngây, đọt chổi chà…, ít tốn công chăm sóc tận dụng thời gian nông nhàn. Mặc dù nuôi dông không phải nghề chính với nhiều hộ, nhưng giúp người dân mang lại nguồn lợi nhuận khá (do nhu...