Theo dõi trên

Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm

05/03/2024, 05:52

“Công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; quảng cáo thực phẩm vi phạm; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định”…

Đó là một trong những mục đích hướng tới của Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024 trên địa bàn Bình Thuận vừa được Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh xây dựng. Kế hoạch này cũng đặt ra yêu cầu: Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm và được thực hiện thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm về quảng cáo thực phẩm, đặc biệt là quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên báo, đài, trên internet và môi trường mạng… Hoạt động hậu kiểm phải bảo đảm phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tiến hành hậu kiểm không gây cản trở đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.

img_4681.jpg
Kiểm tra an toàn thực phẩm dịp dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Ảnh minh họa).

Theo kế hoạch, năm nay Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức 2 đợt kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, trong đó đợt kiểm tra dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024 đang tiến hành, đợt còn lại diễn ra nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024… Đối với hậu kiểm chuyên ngành sẽ tập trung hậu kiểm thuộc các lĩnh vực: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương. Riêng tuyến huyện, thị xã, thành phố thì căn cứ kế hoạch hậu kiểm của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các huyện, thị xã, thành phố để chủ động xây dựng kế hoạch hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân công, phân cấp quản lý cũng như phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

Được biết các hoạt động hậu kiểm sẽ chú trọng đến bảo đảm chất lượng thực phẩm, như tập trung kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu: Nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Hay như việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; tiếp tục kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi. Ngoài ra cũng tiến hành kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu và kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm…

Đ.QUỐC


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được nâng lên
Nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh ngày càng được cải thiện.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm