Theo dõi trên

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được nâng lên

28/02/2024, 05:35

Nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh ngày càng được cải thiện.

Đổi thay

Toàn tỉnh hiện có 34 DTTS với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách, đặc biệt là các chính sách đặc thù của tỉnh để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS. Trong năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây trồng các loại vùng đồng bào DTTS tỉnh là 49.945 ha, trong đó cây hàng năm 39.020 ha, cây lâu năm 10.925 ha. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và ổn định như: cây cao su, keo lá tràm, điều, tiêu, táo, thanh long… và một số loại cây ăn trái được đồng bào chú trọng mở rộng diện tích.

Trồng lúa SRI ở vùng cao Bắc Bình

Đồng bào đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa các cây, con giống mới có năng suất cao, chất lượng cao vào sản xuất hiệu quả: Sản xuất lúa chất lượng cao, thâm canh cây bưởi da xanh, cây bắp lai, cây nho, cây thanh long, mô hình trồng thâm canh cây điều ghép cao sản, cây mít Changai, khổ qua, bí đỏ, dừa, sen lấy hạt, chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi heo trên đệm lót sinh học …

Đặc biệt, đối với cây trồng chủ lực cây bắp lai diện tích gieo trồng luôn ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây bắp lai năng suất bình quân hàng năm 60 tạ/ha (đặc biệt có nơi lên đến 75-80 tạ/ha như huyện Tánh Linh, Đức Linh). Cây lúa nước tăng diện tích đáng kể. Nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã sản xuất 2-3 vụ lúa nước, năng suất bình quân 58 tạ/ha…

Trồng cỏ kết hợp chăn nuôi.

Đơn cử Phan Hiệp là 1 trong 3 xã nông thôn mới thuần đồng bào dân tộc Chăm sinh sống của huyện Bắc Bình, với hơn 1.000 hộ dân. Từ hiệu quả các chính sách đầu tư của tỉnh, chương trình xây dựng nông thôn mới diện mạo làng Chăm ngày càng khởi sắc, đời sống người dân nơi đây được cải thiện đáng kể. Đường từ trung tâm xã đến trung tâm huyện đều được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; đường nội đồng đảm bảo lưu thông, sản xuất thuận lợi. Đồng bào Chăm tích cực phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt việc đưa các giống lúa mới năng suất cao gieo trồng gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Còn ở xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc tập trung đông đồng bào K’ho, Raglay sinh sống. Từ khi tuyến đường ĐT 714 được nâng cấp, mở rộng hai làn xe đã rút ngắn khoảng cách các xã thuần đồng bào DTTS Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ với trung tâm huyện. Theo UBND xã Đông Giang, năm 2023, xã đã thực hiện vượt 110% chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo do huyện đề ra, giảm 49 hộ nghèo. Ngoài các cây trồng chủ lực như lúa, bắp, đậu xanh, Đông Giang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đã chuyển đổi 10 ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả, đất bạc màu sang trồng cây ăn trái như sầu riêng, bưởi, chuối, mít… cho hiệu quả. Định hướng, thời gian tới xã chuyển đổi một số diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng mía; phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản xuất mía với diện tích dự kiến 40ha hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Giữ hồn các điệu múa Chăm qua các lễ hội.

Lưu giữ văn hóa truyền thống

Song song đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng đồng bào DTTS được quan tâm, đẩy mạnh. Các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của người dân. Các địa phương duy trì tổ chức ngày hội văn hóa các DTTS theo định kỳ. Qua đó, lựa chọn bồi dưỡng những vận động viên, các nghệ nhân tham gia Ngày Hội văn hóa các DTTS cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc. Hiện ở 17 xã thuần đồng bào DTTS đều có nhà văn hóa; 100% thôn đều có nhà sinh hoạt cộng đồng. Toàn tỉnh hiện có 4 di tích quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh của các DTTS.

Một số hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm được triển khai kết hợp với phát triển du lịch tại địa phương như: Đưa sản phẩm thổ cẩm, gốm của đồng bào Chăm giới thiệu đến các khu du lịch; tổ chức trưng bày, giới thiệu các vật thể văn hóa trong các lễ hội…

Hiện nay, tỉnh đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn (2021 – 2030), trong đó có dự án thành phần phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với du lịch. Đây được kỳ vọng là lực đẩy để giúp các địa phương phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng để phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, tính đến cuối năm 2023 số hộ nghèo DTTS là 2.037 hộ, chiếm 7,73%, giảm 764 hộ so với đầu năm; số hộ cận nghèo DTTS là 2.827 hộ, chiếm 10,73%, giảm 514 hộ so với đầu năm.

T.DUYÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo
Gần 30 năm gắn bó với công tác dân số ở khu phố Tân Thành, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, K’ ho, Raglai, Mường, Thái… bà Triệu Thị Linh (SN 1958), dân tộc Nùng đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con trong việc sinh đẻ có kế hoạch, nhờ vậy đã góp phần vào công tác giảm nghèo của người dân nơi đây.
Nổi bật
Lên lịch khám phá Bình Thuận dịp lễ 30/4 - 1/5
Với bờ biển đẹp, “thủ đô resort”, sa mạc cát thu nhỏ ở Đồi Hồng, Bàu Trắng, núi Tà Cú với tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam, chùa Cổ Thạch, hải đăng Kê Gà lâu năm hay đi du thuyền trên lòng hồ Hàm Thuận, săn mây ở Đa Mi, trải nghiệm thực tế vườn thanh long, làng chài Mũi Né, vui chơi, mua sắm ở khu phức hợp Novaworld Phan Thiết… Bình Thuận đang là điểm du lịch để du khách tìm đến…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được nâng lên