Theo dõi trên

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp tết

10/01/2024, 05:15

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục được tăng cường và đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm trong thời gian qua.

Tập trung các mặt hàng nổi cộm

Đặc biệt với một số mặt hàng nổi cộm, lực lượng quản lý thị trường của tỉnh phối hợp kiểm tra mặt hàng thuốc lá, thuốc lá điện tử và phát hiện, xử lý 14 vụ vi phạm chủ yếu về hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ngoài xử phạt hành chính còn buộc tiêu hủy gần 1.190 bao thuốc lá điếu, tịch thu 125 máy hút thuốc lá điện tử và 142 chai tinh dầu thuốc lá điện tử các loại do nước ngoài sản xuất… Về mặt hàng phân bón, thông qua công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh cũng phát hiện, xử lý 7 vụ vi phạm (trong đó có 1 vụ thuộc thẩm quyền UBND tỉnh và đã chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý). Đa số các vụ vi phạm ở mặt hàng phân bón có liên quan nhãn hàng hóa như không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Hoặc kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó và buôn bán hàng hóa có nhãn phụ ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa… Do vậy đã tiến hành xử phạt hơn 200 triệu đồng, buộc tiêu hủy hàng chục bao phân bón vi phạm loại 25 kg/bao và loại 50 kg/bao.

z3095933528124_d1f67528c93187bd5ccc0b23c042bf13.jpg
Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường sẽ được tăng cường vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa

Trên lĩnh vực xăng dầu, trong năm qua lực lượng chức năng đã kiểm tra 68 trường hợp và phát hiện, xử lý 10 vụ vi phạm (nhiều nhất là về hành vi không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định), qua đó xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 490 triệu đồng. Trong khi đó với mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng cũng tiến hành kiểm tra 80 trường hợp, phát hiện và xử lý 18 vụ vi phạm (chủ yếu về hành vi không treo biển hiệu, biểu tượng hoặc lập sổ theo dõi nhưng không có đủ thông tin, giấy chứng nhận đủ điều kiện đã hết thời hạn hiệu lực...), đồng thời xử phạt vi phạm hành chính 121,41 triệu đồng.

Cùng thời gian, lực lượng chức năng cũng kiểm tra mặt hàng thực phẩm với 137 trường hợp và đã phát hiện, xử lý 23 vụ vi phạm, tiến hành xử phạt hành chính gần 345 triệu đồng, tịch thu 2.400 kg gạo, 12.541 sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn, buộc tiêu hủy 3.285 sản phẩm thực phẩm các loại. Bên cạnh đó còn kiểm tra mặt hàng đường cát (phát hiện 5 vụ vi phạm, trong đó có 2 vụ thuộc thẩm quyền UBND tỉnh và đã chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý), mặt hàng mỹ phẩm (phát hiện, xử lý 30 vụ vi phạm), chủ yếu vi phạm về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Riêng mặt hàng thời trang đã kiểm tra 40 trường hợp, phát hiện và xử lý 29 vụ vi phạm (nhiều nhất là về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu), qua đó xử phạt hành chính với tổng số tiền 351,5 triệu đồng…

Dự báo còn diễn biến phức tạp

Theo dự báo của Cục Quản lý thị trường Bình Thuận tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ còn diễn biến phức tạp do nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Thế nên công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường bởi phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, không chỉ ở kênh bán hàng truyền thống mà còn diễn ra ở cả kênh thương mại điện tử (tập trung vào một số mặt hàng: Thực phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm...).

Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm. Đồng thời qua đó cũng kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực giá, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý gây mất ổn định thị trường. Bên cạnh đó còn thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2024.

Tới đây công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử trên địa bàn Bình Thuận cũng được tăng cường. Cùng với đó, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận sẽ chú trọng công tác quản lý địa bàn, nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn. Thông qua đó kịp thời phát hiện, nhận diện những vấn đề nổi cộm hoặc các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn...

Năm 2023, lực lượng quản lý thị trường của tỉnh tiến hành kiểm tra 599 trường hợp và phát hiện 261 vụ vi phạm, tăng 17 vụ so năm trước đó. Đến nay, hầu hết các vụ vi phạm đều được xử lý, trong đó có 3 vụ vi phạm thuộc thẩm quyền UBND tỉnh (đã chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý). Qua đó nộp ngân sách nhà nước hơn 4.290 triệu đồng, bao gồm: Tiền xử phạt vi phạm hành chính là 3.286,25 triệu đồng, tiền bán hàng hóa tịch thu hơn 700 triệu đồng và buộc nộp lại số thu lợi bất hợp pháp 303,84 triệu đồng…

Đ.QUỐC


(0) Bình luận
Bài liên quan
“Thắp sáng” kinh tế đêm Phan Thiết bằng sự khác biệt
Kinh tế ban đêm có vai trò không kém kinh tế ban ngày. Kinh tế ban ngày thiên về sản xuất, còn ban đêm lại hướng về dịch vụ, ăn uống, tiêu dùng. Ban đêm được xem là khoảng thời gian thích hợp nhất để mua sắm và sử dụng các dịch vụ giải trí, giúp nền kinh tế có vòng tuần hoàn tốt. Để “thắp sáng” kinh tế đêm tại Phan Thiết, cần có cơ chế, chính sách “khác biệt”, phù hợp.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp tết