Theo dõi trên

Tánh Linh tập trung phát triển kinh tế

28/06/2022, 07:49

Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nửa đầu năm 2022 cho thấy kinh tế Tánh Linh tiếp tục chuyển biến tích cực. Qua đó tạo đà cho địa phương tận dụng và phát huy lợi thế để tập trung phát triển đồng bộ vào thời gian tới.

Chuyển biến tích cực

Có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, năm nay Tánh Linh tập trung mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của huyện. Đồng thời gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất phù hợp cũng như thực hiện tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp và tích cực kêu gọi đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp sạch…

tanh-linh.jpg
Hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn Tánh Linh.

Theo UBND huyện, những tháng qua địa phương đẩy mạnh liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm đối với cây lúa trên diện tích cánh đồng lớn gần 1.200 ha tại các xã Đức Phú, Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đức Bình và thị trấn Lạc Tánh. Trong đó đơn vị liên kết gồm: Công ty cổ phần Lộc Trời, Công ty TNHH Sản xuất &Thương mại Đại Nhật Phát, Công ty TNHH Đại Nông Cơ Giới và một số HTX Dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện… Đối với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong nửa đầu năm nay toàn huyện đạt giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 2010) xấp xỉ 570 tỷ đồng, vượt 50% kế hoạch năm. Hầu hết các cơ sở công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện như sản xuất gạch hoffman, cơ khí sửa chữa, xay xát lương thực, sơ chế nhân hạt điều, đá xây dựng các loại… đều hoạt động ổn định...

Thêm “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế Tánh Linh nữa là tổng thu ngân sách nửa đầu năm nay được 60 tỷ đồng, đạt 86% dự toán cả năm và tăng 22% so cùng kỳ (riêng thu từ lĩnh vực ngoài quốc doanh 30 tỷ đồng, đạt 103% dự toán năm và tăng 38% so cùng kỳ). Cùng thời gian, nhờ triển khai đồng bộ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn và các chương trình tín dụng đặc thù, đến nay dư nợ tăng 112.976 triệu đồng so với năm 2021, trong đó cho vay lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 53% tổng dư nợ cho vay…

Tập trung phát triển

Bước vào nửa cuối năm 2022, Tánh Linh tiếp tục triển khai kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới về nhiệm vụ nâng cao hiệu quả và liên kết sản xuất. Theo đó triển khai xây dựng cánh đồng lớn lúa thương phẩm, sản xuất lúa giống và liên kết theo chuỗi giá trị đối với những sản phẩm chủ lực của địa phương. Ngoài ra, còn tích cực xúc tiến kêu gọi đầu tư cũng như phối hợp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án sản xuất - kinh doanh, hạ tầng cụm công nghiệp… trên địa bàn.

Mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng có buổi làm việc với UBND huyện và cũng đã gợi mở một số vấn đề nhằm hướng đến đưa kinh tế Tánh Linh phát triển đồng bộ. Trong đó lưu ý địa phương cần phân tích lợi thế và yếu tố mới để tận dụng khai thác hiệu quả tiềm năng khi tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn qua Tánh Linh) chuẩn bị hình thành. Từ đó, huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết phát triển vùng… phù hợp đặc thù, điều kiện của huyện nhà.

Thời gian đến, Tánh Linh còn tập trung khai thác tiềm năng về quỹ đất, làm động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững và tạo chuyển biến trong cơ cấu lại nền kinh tế toàn diện hơn. Tiếp tục quan tâm thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn, kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch. Có giải pháp khai thác tốt nguồn thu trên địa bàn, tăng cường gặp gỡ đối thoại doanh nghiệp nhằm kịp thời gỡ vướng trong đầu tư dự án, sản xuất - kinh doanh…

Hiện du lịch chưa phải lĩnh vực thế mạnh của Tánh Linh, song nhờ tích cực triển khai các giải pháp kích cầu nên trong nửa đầu năm 2022, Khu du lịch sinh thái Thác Bà đã đón khoảng 18.000 lượt khách đến tham quan (tăng 20% so cùng kỳ)… Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các cụm công nghiệp và một số ngành dịch vụ, thương mại (chợ, siêu thị) góp phần khơi dậy tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện.

QUỐC TÍN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Phát triển du lịch Bình Thuận: Ghi nhận đóng góp từ nguồn lực kinh tế tư nhân
Trải qua chặng đường hơn 1/4 thế kỷ hình thành và phát triển, du lịch Bình Thuận đã có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt. Có được những thành tựu đáng ghi nhận đó, không thể không nhắc đến đóng góp từ nguồn lực kinh tế tư nhân khi tham gia khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.
Nổi bật
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 – 1/5/2024): Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng
Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta sinh ngày 1/5/1904 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dù đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng Đảng và Nhân dân ta luôn nhớ tới đồng chí, nhớ tới những đóng góp to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng, nhớ tới người Cộng sản bất khuất, kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tánh Linh tập trung phát triển kinh tế