Theo dõi trên

Tạo bước đột phá trong công tác cải cách hành chính

30/05/2023, 05:20

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo các cấp luôn coi cải cách hành chính (CCHC) là đột phá chiến lược trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm vụ chính trị của mình hàng năm, thường xuyên chỉ đạo, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá về các kết quả đạt được trong CCHC nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy Đảng và các cấp, các ngành, công tác CCHC trong tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân về công tác CCHC từng bước được nâng lên. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác CCHC nhà nước các nhiệm vụ công tác CCHC đề ra từng năm đã được các cơ quan, địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Đến nay các sở, ban, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hoàn thành 100% nhiệm vụ CCHC được UBND tỉnh phê duyệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ được quan tâm đầu tư. Theo đó, hệ thống truyền dẫn cáp quang, mạng Internet băng rộng di động 3G, 4G và cố định phủ đến 100% xã, phường, thị trấn, tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt trên 72,69%, tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt trên 88,59%. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục phát triển hoàn thiện, khai thác sử dụng các nền tảng số do tỉnh đầu tư và đưa vào sử dụng như: Trục kết nối liên thông, chia sẻ, trao đổi dữ liệu quy mô cấp tỉnh (ESB), trục liên thông chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), trục liên thông văn bản quốc gia, kết nối thanh toán trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia... Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được triển khai thống nhất, đồng bộ và tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh tiếp tục được khai thác, sử dụng. Chỉ tính trong tháng 4/2023, Trung tâm Dịch vụ công của tỉnh đã tiếp nhận 6.583 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, trong đó số hồ sơ đã xử lý và trả kết quả là 6.434, trả đúng và sớm hẹn 6.420 hồ sơ, chỉ có 14 hồ sơ trễ hẹn. Việc phối hợp giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc theo quy chế phối hợp giữa các trung tâm, bưu điện và các sở, ngành đảm bảo luân chuyển hồ sơ thông suốt, kịp thời. Ngoài ra, Trung tâm Hành chính công tỉnh tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đánh giá sự hài lòng thông qua quét mã QR tại bộ phận trả kết quả thủ tục hành chính. Đến hết tháng 4/2023, đã có 117.038 lượt quan tâm, theo dõi và tương tác với Trung tâm Hành chính công qua Zalo…

dsc_7657.jpg
Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Đ.Hòa

Để khắc phục những tồn tại, khó khăn, yếu kém, tạo bước đột phá trong công tác CCHC, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp mới, đề ra những việc cần làm ngay để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu hàng năm cải thiện điểm số, thứ hạng và đến năm 2025 chỉ số PAR Index nằm trong tốp 20 tỉnh, thành và các chỉ số PAPI, SIPAS nằm trong tốp 30 tỉnh, thành theo xếp hạng của Trung ương. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi các sở, ngành, địa phương tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với chuyển đổi số, đẩy mạnh hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đồng thời phải đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ gắn với chuyển đổi số, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính. Việc gửi, nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử và chuẩn hóa chế độ báo cáo được đẩy mạnh. Các thành viên của Ban chỉ đạo và lãnh đạo các địa phương tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác CCHC, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là tiêu chí đánh giá cán bộ. Đồng thời chỉ đạo triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch CCHC năm 2023 của tỉnh. Các ngành, địa phương cần phải ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết. Bên cạnh đó phải tăng cường công tác kiểm tra CCHC, thanh tra công vụ nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền…

PHAN LIÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tăng lương, “phập phồng” nỗi lo tăng giá
Sau nhiều lần trì hoãn, lương cơ sở từ 1/7/2023 sẽ chạm mốc 1,8 triệu đồng/tháng, tăng 20,8%. Đây là tín hiệu vui với rất nhiều người vì ít nhiều sẽ nâng cao đời sống, thu nhập, cải thiện các mặt sinh hoạt của người lao động.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tạo bước đột phá trong công tác cải cách hành chính