Theo dõi trên

Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao qua xuất khẩu lao động

04/05/2023, 07:42

Thực hiện Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nói riêng và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh nói chung.

Xuất khẩu lao động còn ít 

Những năm qua, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh chủ yếu do các doanh nghiệp ngoài tỉnh thực hiện trên cơ sở đơn hàng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đều được Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tổ chức các lớp học định hướng để tuyên truyền, giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của nước đến làm việc, để người lao động biết và chấp hành theo quy định. Nếu tính từ năm 2010 đến hết năm 2020, tỉnh đã có 843 lượt lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung chủ yếu ở các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ả rập Xê Út. Riêng năm 2022, có 232 lao động được các doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phần lớn các lao động đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung cả nước, số lượng lao động của Bình Thuận đi làm việc ở nước ngoài còn khá thấp.

z4312843417029_4c4cc0d67b1ee1f6e75aff81b6bb8eae.jpg
Đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản.

Theo đánh giá của Ban Bí thư: “Kết quả của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng quê hương, đất nước, quảng bá hình ảnh và những giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế”. Đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế như, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương về công tác này chưa đầy đủ; một số cơ chế, chính sách ban hành chậm, thiếu đồng bộ; tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng, hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước, chậm được khắc phục. Đáng chú ý, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, cạnh tranh không lành mạnh...

Tăng thu nhập, nâng cao đời sống

Để thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư, mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20. Trong đó, xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nói riêng và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh nói chung, quảng bá văn hóa, hình ảnh quê hương, đất nước và con người Bình Thuận ra thế giới. Đồng thời, tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tác phong làm việc chuyên nghiệp, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chú trọng nghiên cứu, ban hành các chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh về hỗ trợ phát triển đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động gắn với chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Song song đó, đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của người lao động khi ra nước ngoài làm việc. Chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; ưu tiên đưa người lao động đi làm việc ở những thị trường lao động có thu nhập cao, ổn định, an toàn.

Ngoài ra, cần triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách, điều kiện tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đồng thời, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về tham gia thị trường lao động trong nước hoặc trong tỉnh. Lưu ý, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động, ưu tiên quân nhân xuất ngũ, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở thôn, xã đặc biệt khó khăn. Gắn với đó, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường công tác quản lý, bảo hộ công dân đối với người lao động của tỉnh làm việc ở nước ngoài phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật.

THU HÀ


(1) Bình luận
Bài liên quan
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc liên tục giảm, vì sao?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao qua xuất khẩu lao động