Theo dõi trên

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi heo đen và heo rừng lai

18/10/2023, 06:17

Từ miền quê sông nước tỉnh Cà Mau, gia đình ông Lý Tuyết Linh (SN 1953), dân tộc Khơme, bệnh binh quyết định lên xã La Ngâu, huyện Tánh Linh lập nghiệp vào năm 2003. Số tiền tích lũy mang theo chỉ đủ mua đất ở và làm ngôi nhà tạm bợ che mưa, che nắng. Cuộc sống khó khăn, vất vả, gia đình thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Tuy nhiên, nhờ mô hình chăn nuôi heo đen và heo rừng lai nên hộ ông Linh đã thoát nghèo bền vững.

Đang chăm sóc những chú heo đen và heo rừng lai để kịp xuất bán vào dịp cuối năm, ông Linh chia sẻ: Thời gian đầu vào xã La Ngâu lập nghiệp, vì không có vốn đầu tư làm ăn nên hai vợ chồng chỉ biết sống dựa vào nghề hái măng, hái nấm, chặt tre và làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày. Thấy heo đen người dân trong bản nuôi rất dễ, đầu ra thuận lợi nên rất muốn phát triển mô hình nuôi heo đen. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình, ông Linh đã mua cặp heo đen về nuôi thử. Heo khỏe mạnh, lớn nhanh. Tiếp đó, gia đình được vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay dành cho hộ nghèo. Số tiền này, gia đình mua 2 con bò sinh sản và mua thêm heo đen về nuôi. Vừa nuôi heo vừa nuôi bò nên nguồn thu nhập tăng lên, cuộc sống gia đình dần bớt khó khăn hơn.

ong-tuyet-linh.jpg
z4754871281659_224a556f98f8e3f67ca154ad3edb1371.jpg

Nhờ cần cù lao động, lại biết tích lũy nên mỗi năm số tiền tiết kiệm được gia đình đầu tư mua rẫy trồng điều. Từ 5 sào rẫy đến nay tăng lên 2 ha trồng điều. Trong chuồng hiện tại có 6 heo nái rừng lai sinh sản và heo đen, 2 heo đực giống, 15 heo thịt, heo con; nhiều heo nái đang chuẩn bị sinh con. Năm 2022 gia đình thu lãi được 50 triệu đồng từ bán heo con giống rừng lai và heo đen. Với số vốn tích lũy được cùng với tiền Nhà nước hỗ trợ cho gia đình chính sách 40 triệu đồng, năm 2018 gia đình ông Linh đã xây dựng ngôi nhà kiên cố có giá trị trên 120 triệu đồng. Hiện nay cuộc sống gia đình ông đã ổn định, các con cũng đã trưởng thành và lập gia đình riêng.

Vừa qua, sau khi hoàn trả vốn, gia đình ông Linh tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay lại với số tiền 50 triệu đồng. Số tiền này ông tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi heo, cải tạo vườn điều để tăng năng suất, tăng thu nhập cho gia đình. Hiện nay mặc dù đã có tuổi nhưng ông Linh vẫn duy trì mô hình nuôi heo đen và heo rừng lai. Mỗi cặp heo rừng lai con bán với giá khoảng 2 triệu đồng, còn heo đen con giá thấp hơn. Bình quân mỗi năm gia đình cũng thu được vài chục triệu đồng từ việc bán heo con giống, chưa tính heo thịt.

Mô hình chăn nuôi heo đen và heo rừng lai của hộ ông Lý Tuyết Linh, xã La Ngâu tuy quy mô nhỏ, nhưng phù hợp với điều kiện và người đã lớn tuổi như ông, điều quan trọng là hiệu quả đem lại cũng khá cao. Với kinh nghiệm chăn nuôi heo của mình, dịp cuối năm này đàn heo con sẽ được xuất bán, nguồn thu nhập sẽ đảm bảo trang trải cho cái tết cổ truyền đầy đủ, đầm ấm, ông Linh cho hay.  

NGỌC KHÁNH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Nhật Bản bổ sung sò điệp vào thực đơn trường học sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản
Để đối phó với việc Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu hải sản, nhiều trường học ở tỉnh Hokkaido, Nhật Bản bổ sung thêm món sò điệp vào bữa cơm trưa ở trường. Sò điệp được một hợp tác xã nghề cá trong tỉnh cung cấp miễn phí để thúc đẩy tiêu dùng trong nước cũng như địa phương.
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi heo đen và heo rừng lai