Cảnh phim bà Đào ôn chuyện xưa cùng con cháu
Chuyện phim xoay quanh mối quan hệ giữa các nhân vật trong gia đình ông Vương (Mai Huỳnh đóng) và bà Mai (NSND Hồng Vânđóng). Tuy có 4 người con (3 gái, 1 trai), nhưng từ chỗ “đứathương đứa ghét” của bà Mai, đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong phim, phản ánh sinh động nhiều vấn đề của gia đình Việt hiện đại.
Bà Đào (NSƯT Minh Đức đóng) là mẹ của ông Vương, tức bà nội của 4 người cháu: Hương (Lê Phương đóng), Hân (Thúy Ngân đóng), Minh (Phương Hằng đóng) và Khoa (bé Bảo Bảo đóng). Ở đầu tập 2, trong ngày giỗ chồng, khi nhắc về ông, bà Đào đã cùng con cháu ôn lại chuyện xưa. Bà là người gốc Bắc, di cư vào Nam và lấy chồng ở đây. Chồng bà sau đó đi theo cách mạng, vào bưng biền chiến đấu. Một tay bà nuôi con, chờ chồng cho đến ngày sum họp, đoàn tụ. Dù không được giới thiệu cụ thể, nhưng dựa vào bối cảnh phim và độ tuổi của các nhân vật, có thể đoán rằng thời điểm bà Đào vào Nam ở khoảng thập niên 50 của thế kỷ XX (hoặc sớm hơn).Bà Đào kể:“Hồi đó, nội mới từ Bắc vào Nam, mọi thứ đều ngỡ ngàng, không biết gì cả. Nhìn thấy trái thanh long, cứ tưởng là đồ chơi, vì đã nhìn thấy bao giờ đâu…”. Cùng với câu thoại trên là cảnh bà Đào nhìn thấy một người phụ nữ bán hàng rong đi ngang, trên vai là đôi quang gánh với hai đầu thúng đầy ắp… những trái thanh long chín đỏ, căng mọng.
Các diễn viên chính trong phim
Các tài liệu về lịch sử trái thanh long cho biết loại cây họ xương rồngcó nguồn gốc từ châu Mỹ này đã được người Pháp đem trồng ở Việt Nam khoảng 100 năm trước. Theo thông tin từ trangvietdragonfruit.com của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin - Bộ Công thương, đến đầu những năm 80, thanh long vẫn được xem là loài cây hoang dã, được trồng như hàng rào, trang trí quanh nhà.Vào năm 1988, thanh long mới đượctrồng thành vườn, sản xuất theo quy mô thương mại một cách chính thức, mà Hàm Thuận Nam, Bình Thuận là địa phương đi tiên phong. Từ đó, loại trái cây này đã trở nên nổi tiếng, không chỉ trong nước, là còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Như vậy có thể thấy, dù đã du nhập vào nước ta từ trăm năm nay, nhưng vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ trước, hình ảnh đôi quang gánh với đầy trái thanh long trên vai người bán hàng rong (bán trái cây dạo) ở miền Nam - mà cụ thể là ở đô thị Sài Gòn, có vẻ như là… khá vô lý. Dẫu biết rằng nỗ lực đưa hình ảnh trái thanh long vào một bộ phim “Việt hóa Hàn” là rất thú vị và đáng ghi nhận, song, việc biên kịch bộ phim “Gạo nếp gạo tẻ” muốn thông qua hình ảnh trái thanh long để khắc họa sự bỡ ngỡ của một người Bắc thuở mới vào Nam dường như lại chưa thật hiệu quả, khiến người xem không tránh khỏi… lấn cấn trước tính chân thực của chi tiết phim.
PHÚC THỊNH