Nhờ đó, ước đến tháng 7, vốn huy động đạt 54.325 tỷ đồng, tăng 3% so đầu năm; dư nợ đạt 81.467 tỷ đồng, tăng 2% so đầu năm. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến nay, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 43.392,7 tỷ đồng; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 281,2 tỷ đồng; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 665,2 tỷ đồng; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 16.848,9 tỷ đồng.
Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67: Dư nợ (nội bảng) là 74,37 tỷ đồng; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 14,3 tỷ đồng/21 tàu, nợ ngoại bảng là 837,35 tỷ đồng/85 tàu. Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định 100 của Chính phủ đạt 153 tỷ đồng/410 hộ; dư nợ cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 5,05 tỷ đồng/73 khách hàng, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến là 15,6 tỷ đồng/1.096 khách hàng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ và các định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các giao dịch mua bán ngoại tệ hợp pháp, do đó doanh số mua bán ngoại tệ lũy kế đến nay đạt 155,5 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 54,3 triệu USD. Đồng thời, tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…