Theo dõi trên

Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ lao động mất việc do ảnh hưởng dịch

24/03/2022, 07:55

Thời gian qua, Bình Thuận đã triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc…

Từ khi xuất hiện dịch Covid-19 cho đến đợt dịch lần thứ 4, các tỉnh, thành phố trong nước đều bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, lao động tự do. Để đảm bảo người dân không bị bỏ lại phía sau trong mùa dịch, song hành cùng công tác phòng, chống dịch bệnh, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai kịp thời các gói hỗ trợ từ Chính phủ, giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua “cơn bão” Covid-19. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có hàng trăm doanh nghiệp với hàng chục ngàn người lao động được thụ hưởng một số chính sách theo tinh thần Nghị quyết số 68 ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19.

img-4496.jpg.jpg
Lao động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ảnh: Đ.Hòa

Có thể nói, Nghị quyết 68 đã giúp cho người lao động và người sử dụng lao động giảm bớt phần nào khó khăn. Để triển khai Nghị quyết 68 của Chính phủ, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động. Qua đó đã kịp thời hỗ trợ kinh phí cho người lao động để ổn định cuộc sống.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như: một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và tổ chức thực hiện nghị quyết. Đội ngũ công chức thực hiện công tác rà soát, xác định đối tượng hỗ trợ của nghị quyết, ít nhất là ở cơ sở. Một số cán bộ, công chức còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chưa hiểu hết chính sách, chưa tạo điều kiện thuận lợi đối với người lao động và người sử dụng lao động trong thực hiện nghị quyết. Việc thống kê, rà soát số liệu về đối tượng hỗ trợ chưa đồng bộ, thiếu chính xác, trùng lặp đối tượng. Có doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc rà soát số lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ, chậm lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động. Có chính sách hỗ trợ của nghị quyết chưa thực hiện, như: hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Một số chính sách có đối tượng đủ điều kiện nhưng hỗ trợ được ít, như: chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp...

Thời gian qua, UBND tỉnh đã ghi nhận nhiều ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời giao Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai quán triệt việc áp dụng các quy định pháp luật, các chủ trương, chính sách của tỉnh ở cấp huyện và cấp xã sao cho đồng bộ, nhằm đảm bảo ổn định tình hình trong nhân dân…

A.N


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hàm Tân tập trung bồi thường giải tỏa các dự án
Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hàm Tân đã thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 17 dự án chuyển tiếp của những năm trước, với tổng diện tích đất thu hồi 1.695,93 ha/1.235 hộ dân có đất nằm trong dự án. Trong đó có 6 dự án do các sở, ngành của tỉnh làm chủ đầu tư, với diện tích 1.485,68 ha/704 hộ dân và 11 dự án do huyện làm chủ đầu tư, với diện tích 210,25 ha/531 hộ dân.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ lao động mất việc do ảnh hưởng dịch