Theo dõi trên

Xây dựng nông thôn mới năm 2023 ở Hàm Thuận Nam: Gỡ vướng nước sạch như đêm 30 tết

20/10/2023, 05:48

Ở xã Hàm Cường, nhờ có hệ thống nước đang thi công thì cũng chỉ là vận động 117 hộ dân bắt nước máy. Nhưng với xã Tân Lập thì phải tính toán và ở trạng thái phải nhanh mới kịp, tương tự như công việc phải xong trong đêm 30 tết.

Quyết định từ 317 hộ dân

Với tổng 10 xã đăng ký về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2013 trên toàn tỉnh, đến thời điểm này đã bộc lộ 5 xã, có nguy cơ không thể về đích, nếu như không đạt tiêu chí nước sạch, trong đó có 2 xã ở huyện Hàm Thuận Nam. Theo quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, xã đạt tiểu tiêu chí 17.1 nông thôn mới khi “Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn” tối thiểu đạt 45%, trong đó, tối thiểu đạt 25% từ hệ thống cấp nước tập trung; xã đạt Tiểu tiêu chí 18.1 nông thôn mới nâng cao khi “Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung” tối thiểu 50%. Đối chiếu vào 2 tiêu chuẩn đó, huyện Hàm Thuận Nam có 2 xã: Tân Lập và Hàm Cường hiện đều không đạt. Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về tình hình thực hiện; khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí nước sạch xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2023, tổ chức ngày 17/10/2023 rồi cho thấy giải pháp đặt ra để 2 xã trên của Hàm Thuận Nam đạt tiêu chí nước sạch như gắng xong nấc thang cuối.

z4797850479960_d280695e9e1a2de75b67d3fa0240f67b.jpg
Thi công hệ thống nước Hàm Cường.

Tình cảnh ở xã Tân Lập là 1 ví dụ. Tân Lập được huyện Hàm Thuận Nam đăng ký về đích nông thôn mới năm 2023. Hiện trên địa bàn xã đã có tuyến ống cấp nước từ Hệ thống nước (HTN) Thuận Nam do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước (CTCN) tính đến 16/10/2023 đạt 38,30% (1.153/3.010 hộ). Mặc dù đã đạt tỷ lệ hộ sử dụng từ CTCN theo quy định tại Quyết định số 318 là trên 25%, tuy nhiên, chưa đạt tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chung theo quy định, tức thiếu 6,7%, khoảng 200 hộ để đạt 45%. Trong khi đó, hiện tại, Dự án HTN Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam do Ban Quản lý dự án đầu tư công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban QLDA) làm chủ đầu tư. Tại cuộc họp vào đầu tháng 10/2023 ở UBND huyện Hàm Thuận Nam, đại diện Ban QLDA báo cáo đang triển khai công tác thiết kế nên khả năng không thể khởi công trong năm 2023.

Trong khi đó, xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam đăng ký về đích xã nông thôn mới nâng cao năm 2023 cũng tương tự thế. Hiện trên địa bàn xã đã có tuyến ống cấp nước từ HTN Hàm Kiệm và HTN Thuận Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ CTCN ở xã tính đến 16/10/2023 mới đạt 44,83% (1.014/2.262 hộ), còn thiếu khoảng 5,17%, tức phải có 117 hộ dân nữa bắt nước sạch sinh hoạt. Điều đáng mừng là công trình tuyến ống cấp nước các xã: Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam do Ban QLDA làm chủ đầu tư đã hoàn thành và bàn giao cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý vận hành, khai thác phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch cho nhân dân địa phương. Trung tâm đã thông báo và đang phối hợp với địa phương để triển khai lắp đặt thủy kế cho hộ gia đình. Đồng thời đó, trung tâm đang triển khai thi công công trình Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam. Hiện nay, công trình đã thi công đạt 60% khối lượng tuyến ống và đang vướng chưa thể thi công qua đất của 20 hộ dân. Vì vậy, địa phương phải vận động người dân cho thi công tuyến ống để hoàn thành sớm, đồng thời vận động hộ dân lắp đặt thủy kế tại các tuyến ống hoàn thành đưa vào sử dụng thì mới đảm bảo đạt 50% hộ sử dụng nước máy, đạt tiêu chí nước sạch xã NTM nâng cao.

ngulan-.jpg
Người dân sử dụng nước sạch. Ảnh: N.Lân

Phải gấp gáp như đêm 30 tết

Hàm Thuận Nam vốn là vùng ít nước, nên chuyện đầu tư hay mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn chậm. Mấy năm gần đây, khi Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra vay vốn Ngân hàng Thế giới (Chương trình WB) và vốn Ngân sách nhà nước tỉnh Bình Thuận do Ban QLDA làm chủ đầu tư thì người dân ở hàng loạt xã mới có cơ hội có nước sạch. 2 công trình cấp nước mà Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh vừa được bàn giao tạm đang triển khai lắp đặt thủy kế cho các hộ gia đình tại khu vực tuyến ống cấp nước các xã từ Mương Mán, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh, cho đến Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Minh đã mở rộng số hộ dùng nước sạch lên nhiều.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đang quản lý, vận hành 6 nhà máy nước ở Hàm Thuận Nam với tổng công suất thiết kế 13.350 m3/ngày, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân 10 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện. Dù vậy, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện mới đạt 62,07%, tức mới có 15.286/28.140 hộ đã có nước máy. Hiện tại Hàm Thuận Nam đã có thêm các hệ thống nước đang chuẩn bị xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới nên chuyện nước sạch sinh hoạt cũng sẽ không có gì là khó khăn nữa. Còn hiện tại từ nay đến cuối năm 2023, với 2 xã: Tân Lập, Hàm Cường thì nước sạch đang là bài toán phải giải cho khéo để có thể đạt tiêu chí nước sạch. Ở xã Hàm Cường, có hệ thống nước đang thi công thì cũng chỉ là vận động 117 hộ dân bắt nước máy. Nhưng với xã Tân Lập thì phải tính toán và ở trạng thái phải nhanh mới kịp, tương tự như công việc phải xong trong đêm 30 tết.

Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, để đảm bảo năm 2023 xã Tân Lập đạt tiêu chí nước sạch, có 2 giải pháp như đã bàn tại cuộc họp đầu tháng 10/2023 tại huyện Hàm Thuận Nam. Đó là UBND huyện sử dụng vốn địa phương khẩn trương phối hợp Trung tâm khảo sát, lập hồ sơ phê duyệt, thi công mở mạng tuyến ống cấp nước và vận động 200 hộ dân lắp đặt sử dụng nước máy. Trường hợp cuối năm không kịp đạt tỷ lệ sử dụng nước máy theo yêu cầu thì phải lấy mẫu nước thử nghiệm mẫu nước công trình cấp nước nhỏ lẻ (giếng, bể chứa...) đạt tối thiểu 20% hộ dân sử dụng theo quy định. Tuy nhiên, quy định này chưa có hướng dẫn cụ thể. Trước đó, UBND tỉnh đã có Công văn số 3484/UBND-KT ngày 15/9/2023 về hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thẩm định Tiểu tiêu chí 17.1 đối với công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình gửi Bộ NN và PTNT; Bộ Y tế (lần 3). Tuy nhiên, đến nay tỉnh chưa nhận được văn bản trả lời.

Dù như thế thì cũng may mắn hơn các xã gần biển của huyện. Nhất là Thuận Quý, xã đã đạt chuẩn 15 tiêu chí nhưng riêng tiêu chí nước sinh hoạt thì chưa, vì hiện chưa được đầu tư công trình cấp nước nào.

HẢO CHI


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hội nghị Giới thiệu Quảng Ngãi tại Hà Nội
Thực hiện kế hoạch công tác đối ngoại năm 2024, UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Bộ Ngoại giao đồng tổ chức Hội nghị “Giới thiệu Quảng Ngãi” diễn ra vào lúc 8 giờ ngày 25/10/2023 tại trụ sở Bộ Ngoại giao (số 2 Lê Quang Đạo, Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhằm quảng bá giới thiệu hình ảnh, văn hóa, phát triển quan hệ hợp tác, thu hút đầu tư và giới thiệu các sản phẩm chủ lực của Quảng Ngãi...
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng nông thôn mới năm 2023 ở Hàm Thuận Nam: Gỡ vướng nước sạch như đêm 30 tết