Theo dõi trên

Bắc Bình tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng

17/03/2023, 05:54

Chỉ tính riêng trong năm 2022, các ngành chức năng của huyện Bắc Bình đã tuần tra, phát hiện, xử lý 37 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp và đã ra 4 quyết định khởi tố vụ án hình sự các vụ phá rừng chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện xử lý theo quy định. Tổ chức giám định 1 vụ phá rừng để xem xét khởi tố vụ án hình sự. Các đơn vị chủ rừng đã phát hiện, xử lý 34 trường hợp lấn chiếm đất rừng, với diện tích 37,23 ha.

Ngay từ đầu năm nay, UBND huyện Bắc Bình đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án chống phá rừng, lấn chiếm đất rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Bố trí linh hoạt các trạm, chốt bảo vệ rừng để bám rừng tại chỗ và kết hợp các biện pháp hỗ trợ (đào hố, cắm chông) để ngăn chặn các phương tiện vào rừng trái phép. Tiến hành rà soát phương thức huy động lực lượng hộ nhận khoán bảo vệ rừng và phối hợp với Trung đoàn bộ binh 994 để tuần tra, ngăn chặn tình hình khai thác, vận chuyển gỗ tại vùng rừng giáp ranh với huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Thực hiện tốt các chỉ tiêu về giao khoán bảo vệ rừng, phát triển rừng và công trình phòng chống cháy rừng theo kế hoạch được giao. Triển khai các biện pháp làm giảm vật liệu cháy rừng và tổ chức thực tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Các đơn vị chủ rừng cần có kế hoạch trồng xen cây lâm nghiệp trên đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng trái phép trước đây và đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết tình trạng thiếu hụt biên chế lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm huyện xây dựng, triển khai các kế hoạch phối hợp với các đơn vị chủ rừng để kiểm tra, truy quét chống phá rừng theo từng thời điểm và kiểm tra định kỳ, đột xuất các trọng điểm thường xuyên xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Tổ chức kiểm tra hoạt động, quy chế làm việc và nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản tại các chốt, trạm bảo vệ rừng. Đề xuất cấp thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra thiệt hại tài nguyên rừng nghiêm trọng mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Đồng thời chỉ đạo 2 trạm quản lý, bảo vệ rừng liên huyện vùng giáp ranh tăng cường quản lý, theo dõi, xử lý các đối tượng, các loại phương tiện vào rừng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến tài nguyên rừng và kiểm tra, xác minh, báo cáo thông tin viễn thám về cảnh báo mất rừng theo quy định. Xác lập hồ sơ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên lĩnh vực lâm nghiệp. UBND các xã bố trí lồng ghép tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng. Lãnh đạo UBND các xã theo dõi, giáo dục, tổ chức ký cam kết với các đối tượng chuyên phá rừng và quản lý chặt chẽ các hộ dân mới đến tạm trú.

dsc_8991.jpg
Tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Đ.Hòa

Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, ngăn chặn tình hình phá rừng trên diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng, nhưng chưa được chuyển mục đích sử dụng đất. Các xã xem xét, tiếp nhận hồ sơ vi phạm ban đầu và chỉ đạo xác lập hồ sơ, xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất rừng. Phối hợp với Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện báo cáo, tham mưu UBND huyện tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đất rừng. Công an huyện tiếp tục điều tra, xử lý các vụ việc mà Hạt Kiểm lâm huyện đã khởi tố vụ án hình sự các vụ phá rừng và kiểm tra, xử lý các phương tiện độ chế vận chuyển lâm sản trái phép. Chủ động kiểm tra các chủ rừng, công tác giao khoán bảo vệ rừng, các dự án liên quan đến rừng và đất rừng. Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh kiểm tra, chấn chỉnh công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các đơn vị chủ rừng. Thực hiện tốt các phương án phòng cháy chữa cháy rừng từ cấp huyện đến cơ sở và thường xuyên thông báo các cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn huyện.

TUẤN ANH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Gà đồi Đa Mi, heo đen (Hàm Thuận Bắc): Thực phẩm ngon, món ngon Bình Thuận, khi nào?
Có bao người Bình Thuận đã thưởng thức thịt gà đồi Đa Mi, loại gà thịt thơm, ngọt, dai, nhưng rất mềm? Có bao người Bình Thuận từng có bữa ăn gọi là “đã đời” với thịt heo luộc xắt mỏng (ít mỡ, nếu có rất mỏng), với mắm nêm, rau sống hoặc món sườn nướng phết bơ vốn được chế biến từ thịt heo đen, còn gọi là heo cỏ của các xã vùng cao huyện Hàm Thuận Bắc?
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Bình tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng