Theo dõi trên

Bảo tồn giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống

13/12/2022, 05:43

Năm 2022, trên toàn tỉnh chỉ còn 3 làng nghề nông thôn được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí về phát triển ngành nghề nông thôn. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, không gian làng nghề, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới.

Các làng nghề sản xuất nhỏ lẻ

Làng nghề bánh tráng Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, được UBND tỉnh công nhận làng nghề ngày 28/2/2003, hiện chỉ có 43 hộ sản xuất bánh tráng đang hoạt động, giải quyết việc làm thường xuyên cho 164 lao động, trong đó có 5 hộ sản xuất bánh tráng bằng máy. Hiện nay thị trường tiêu thụ bánh tráng Phú Long nhỏ hẹp, chưa được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại giới thiệu quảng bá sản phẩm mà chủ yếu là tiêu thụ tại các tiệm tạp hóa, các chợ trong tỉnh, một số bánh tráng máy được tiêu thụ ngoài tỉnh như: Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh. Còn làng nghề bánh tráng Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, được UBND tỉnh công nhận làng nghề vào ngày 28/2/2003. Làng nghề bánh tráng Chợ Lầu hiện nay còn 43 hộ/86 lao động sản xuất bánh tráng đang hoạt động, trong đó số hộ duy trì làm thường xuyên còn khoảng 42 hộ/84 lao động, còn lại làm nghề theo mùa vụ. Các cơ sở sản xuất bánh tráng sản xuất phân tán, quy mô nhỏ chủ yếu là quy mô hộ gia đình, công nghệ thiết bị đơn giản, hình thức sản xuất mang tính tự sản xuất tự tiêu thụ là chính, không có thương hiệu riêng, chưa được quảng bá, xúc tiến thương mại.

lang-nghnh-n.-lan-.jpg
Làng nghề bánh tráng ở Bắc Bình. Ảnh: N.Lân

Huyện Bắc Bình còn làng nghề gốm gọ Bình Đức, được UBND tỉnh công nhận làng nghề vào ngày 20/3/2007. Làng nghề có khoảng 81 hộ/162 lao động, trong đó số hộ duy trì làm nghề thường xuyên chỉ có 51 hộ/102 lao động, còn lại làm nghề theo mùa vụ chủ yếu vào dịp Tết Nguyên đán. Trước đây đã có 5 nghệ nhân tham gia học tập kỹ thuật làm nghề gốm tại làng nghề Gốm Bàu Trúc tại tỉnh Ninh Thuận. Các nghệ nhân đã nắm được kỹ thuật cơ bản làm được sản phẩm gốm mỹ nghệ, tuy nhiên do không được quảng bá, giới thiệu đầu ra nên một số tự tìm kiếm khách hàng chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng của khách du lịch, số còn lại sản xuất theo truyền thống. Mặt khác, mô hình sản xuất theo hình thức sản xuất nhỏ lẻ, theo hộ gia đình, sản phẩm gốm chưa nhiều, chưa đa dạng về mẫu mã và loại hình, độ sắc nét, thẩm mỹ, độ tinh xảo chưa cao, chính vì vậy, mà chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Sản phẩm chủ yếu là đồ da dụng phục vụ nhu cầu thị trường trong huyện và một số huyện lân cận.

Tăng cường quảng bá và xúc tiến thương mại

Từ thực tế trên cho thấy, các làng nghề chưa quan tâm đầu tư phát triển dẫn đến tình trạng máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra kém hấp dẫn, mẫu mã lỗi thời, giá thành cao do làm thủ công, sức cạnh tranh kém vì không tìm được thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó người dân không còn mặn mà với nghề truyền thống, không tham gia làm nghề vì thu nhập thấp dẫn đến một số làng nghề hoạt động cầm chừng hoặc phải giải thể. Mô hình sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, đan xen trong các khu dân cư nên việc di dời các cơ sở làng nghề ra khu tập trung còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở không đủ vốn đầu tư để đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất, tính liên kết, hợp tác còn yếu, thiếu các doanh nghiệp đủ mạnh đứng ra tổ chức sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, khó khăn về vốn tín dụng ưu đãi, thị trường tiêu thụ, giá cả bấp bênh. Mức thu nhập từ nghề thấp, không cao so với các doanh nghiệp và các nghề phi nông nghiệp khác nên người dân không còn mặn mà với các nghề truyền thống địa phương dẫn đến lực lượng lao động trong các làng nghề nông thôn ngày càng giảm.

Từ những thực trạng đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Kêu gọi và thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh, quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nghề nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, góp phần đưa sản phẩm làng nghề thành các sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị tăng cao góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Giới thiệu văn hóa làng nghề, khuyến mãi để xúc tiến thương mại của người bán hàng nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, thúc đẩy, khuyến khích người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Đồng thời quảng cáo thương mại để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, trưng bày, giới thiệu hàng hóa để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa của các làng nghề truyền thống của tỉnh tại các trung tâm thương mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giới thiệu hàng hóa trên Internet và các hình thức khác…

THANH QUANG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tánh Linh: Hội diễn nghệ thuật không chuyên lần VIII
BTO-Liên đoàn lao động huyện Tánh Linh vừa phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện tổ chức Hội diễn nghệ thuật không chuyên công nhân viên chức lao động (CNVC-LĐ) lần thứ VIII – năm 2022, tiến tới chào mừng kỉ niệm 40 năm tái lập huyện Tánh Linh (1/5).
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo tồn giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống