Theo dõi trên

Cảnh báo stress

12/05/2023, 07:26

Chúng tôi có cuộc trò chuyện với một số thầy cô nói cuối năm công việc căng thẳng quá, nhiều khi muốn “phát stress” luôn. Gọi điện trao đổi số việc riêng với một cô giáo trong ban giám hiệu, cũng nói đang tổ chức đại hội công đoàn cơ sở, chuẩn bị tổng kết năm học, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp.

Stress đưa đến trầm cảm

Nghĩ lại những năm còn công tác trong ngành, thời điểm này quả là dồn việc. Căng thẳng này người ngoài ngành mấy ai thấy được. Nếu căng thẳng công việc lại bị áp lực ứng xử không tâm lý của lãnh đạo sẽ làm cho thành viên trong đơn vị stress, sự việc ấy cứ kéo dài sẽ sinh ra bệnh trầm cảm là chuyện đương nhiên. Trao đổi với một thầy phó hiệu trưởng hôm trước về hậu quả stress đó, hôm sau lại thấy trên https//tuoitre.vn (ngày 26/4/2023) đưa tin làm choáng: “Khoảng 40.000 người Việt Nam tự tử mỗi năm do trầm cảm. Nhiều chuyên gia tiết lộ nguyên nhân và giải pháp giảm stress tại nơi làm việc”. “Con số này gấp 4 lần số tử vong do tai nạn giao thông”. Nguồn tư liệu này tuoitre.vn còn đưa tin cụ thể về người phát ngôn, bà Nguyễn Thu Hà - trưởng khoa tâm sinh lý lao động và ecgônômi(1), Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) chia sẻ tại hội thảo các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu căng thẳng tại nơi làm việc như thế.

stress.jpg
Ảnh minh họa.

Trước đây, đọc tin thấy một nước văn minh và giàu có như Nhật Bản lại có hiện tượng tự tử (hay tự sát) có tỷ lệ tương đối cao so với các nước khác. Trên google.com.vn đưa tin: “Theo thống kê của cảnh sát Nhật Bản, có 20.919 người tự kết liễu cuộc sống trong năm 2020, tăng 750 trường hợp so với năm trước và là lần tăng đầu tiên trong 11 năm qua. Trong số đó, tỷ lệ tự tử ở phụ nữ và thanh niên gia tăng đáng kể”. Với con số này thì Việt Nam tăng gấp đôi. Đáng sợ!

Dấu hiệu trầm cảm

Cần biết dấu hiệu gây bệnh để tìm phương pháp ngăn ngừa. GS.TS Lê Văn Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam, cho biết, căng thẳng nghề nghiệp gây bệnh ở người lao động trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu, triệu chứng lo lắng mơ hồ, nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn, kèm đổ mồ hôi và tăng huyết áp, kéo dài vài tuần, cơ thể xuất hiện đau đầu, căng cơ, mệt mỏi, đau ngực, giảm tập trung, dễ cáu gắt, mệt mỏi và suy giảm trí nhớ.

Giai đoạn hai (đến hơn một tháng sau), hiện tượng giai đoạn một của người bị căng thẳng không chấm dứt thì huyết áp tăng dần và xuất hiện hiện tượng rối loạn chuyển hóa(2), làm cho tâm trạng những người này trở nên chán nản, nhạy cảm với những lời chỉ trích, làm họ thêm lo lắng, thiếu tự tin, hay tức giận và bệnh trầm cảm sẽ diễn ra.

Giai đoạn ba, sau vài tháng, sẽ làm cho người mắc căng thẳng nghề nghiệp kiệt sức; hệ thống miễn dịch bắt đầu bị tổn thương. Các bệnh mạn tính như tiểu đường, đau thắt ngực, đau khớp tăng dần. Người bệnh xuất hiện các hành vi mà trước đó họ chưa bao giờ có, như luôn bất đồng quan điểm, nóng giận vô cớ, dẫn đến cãi nhau với những người chung quanh, với lãnh đạo, hiệu suất công việc suy giảm, hoặc hay nghỉ ốm, có những hành vi thiếu chuẩn mực. Đến giai đoạn này thì buộc người lao động phải nhập viện ngay để điều trị. Nếu không lo chữa trị, kéo dài thời gian sẽ mắc các bệnh mạn tính. Điển hình là tâm thần(3).

Từ đó, ông đưa ra khuyến nghị các lãnh đạo cần phải có kỹ năng phản ứng, giảm căng thẳng khi tiếp xúc với mọi người hoặc dập tắt các nguy cơ căng thẳng trong cơ quan.

Tôi nêu vấn đề này với suy nghĩ rằng, nếu để diễn ra áp lực căng thẳng không chỉ cho người lao động nói chung, giáo viên nói riêng, mà còn nhằm chia sẻ với thầy cô và cả phụ huynh học sinh, nếu ứng xử với học sinh, con cái mình như vậy cũng sẽ dẫn học sinh đến chỗ trầm cảm – một căn bệnh nguy hiểm đang diễn ra không ít với học trò hiện nay. Thời điểm này cũng là lúc học sinh cuối cấp đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vô cùng quan trọng trong suốt những tháng ngày các em cắp sách đến trường, ở đó rất cần có sự đồng hành động viên khích lệ.

(1): “Ecgônômi” là khoa học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người để phù hợp công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người. Định nghĩa ngắn gọn: Ecgônômi là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa con người và môi trường lao động.

(2): Rối loạn chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh: cao huyết áp, tăng đường - máu, dư thừa mỡ trung tâm hay bất thường về cholesterol - xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ các bệnh tim-mạch và các vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đái tháo đường...

(3): theo daibieunhandan.vn.

VÕ NGUYÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
UPT đồng hành cùng Hội thi Tin học trẻ
Hội thi Tin học trẻ tỉnh Bình Thuận lần thứ XXIV, năm 2023 đã diễn ra trong tháng 4 vừa qua. Trường Đại học Phan Thiết vinh dự là một trong số các thành viên Ban Giám khảo của hội thi và đặc biệt, dành tặng 10 phần thưởng đến 10 cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trong hội thi. Được biết ở hội thi lần này có 208 thí sinh đến từ 10 huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh.
Nổi bật
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 – 1/5/2024): Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng
Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta sinh ngày 1/5/1904 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dù đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng Đảng và Nhân dân ta luôn nhớ tới đồng chí, nhớ tới những đóng góp to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng, nhớ tới người Cộng sản bất khuất, kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo stress