CHẤT CẤM

Xử lý nghiêm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
một năm trước Kinh tế
BTO- Sáng nay (17/1), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh đã có công văn khẩn, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện Công điện khẩn số 167/CĐ-BNN-TY ngày 10/1/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
  • Tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
    6 năm trước Kinh tế
    BT- Thời gian gần đây, việc sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi khá phổ biến làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2017/NĐ-CP nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi… có hiệu lực từ 20/5/2017. Theo đó, hành vi sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi sẽ phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng. Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi buộc phải khắc phục hậu quả như tiêu hủy thức ăn có chứa chất cấm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi sử dụng chất cấm tới khi không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ, hoặc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm sử dụng chất cấm.
  • Kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở giết mổ
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Cục Thú y vừa cấp cho Bình Thuận 30 kít thử nhanh nước tiểu để phát hiện chất cấm trong chăn nuôi. Đồng thời, đề nghị ngành thú y tỉnh giám sát việc sử dụng chất cấm tại các cơ sở giết mổ gia súc. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 6/2016, Chi cục Thú y tỉnh sẽ tiến hành thanh tra tại 29 cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn tỉnh.
  • Vẫn còn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
    7 năm trước Kinh tế
    BT- “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 vừa khép lại, với việc triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đã mang lại một số kết quả quan trọng, bước đầu ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
  • Việc lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Hướng đến giải quyết dứt điểm
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Từ 1/7, Bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực. Theo đó, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ phải chịu áp dụng mức phạt cao nhất 20 năm tù giam, bị phạt tiền tới 1 tỷ đồng và bị cấm sản xuất, kinh doanh. Đây có lẽ là thông tin mang đến cho người tiêu dùng phần nào sự yên tâm về nỗi lo thực phẩm “bẩn”…
  • Cử tri bức xúc việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp
    7 năm trước Xã hội
     BTO- Ông Lê Đắc Lâm – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận vừa có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Tân Thiện (thị xã La Gi) để thông báo kết quả kỳ họp 11 của Quốc hộivà tiếp thu những kiến nghị của cử tri.
  • Triển khai ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm
    7 năm trước Kinh tế
    BTO- Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & PTNT), trước tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến phức tạp, thời gian qua một số địa phương đã triển khai ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, đạt được kết quả bước đầu. Qua đó, chủ các cơ sở chăn nuôi nêu cao ý thức kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi và tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi tại địa phương. Để phát huy tinh thần chủ động và tham gia tích cực của chủ các cơ sở chăn nuôi trên cả nước về việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất đưa ra thị trường các sản phẩm chăn nuôi an toàn, Cục Chăn nuôi đã đề nghị Sở Nông nghiệp& PTNT các tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ “Phong trào ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.”
  • Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi
    8 năm trước Kinh tế
    BTO- Nhằm triển khai tốt việc quản lý chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT vừa có ý kiến chỉ đạo Chi cục Thú y lập kế hoạch triển khai, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ để thực hiện tốt công tác quản lý chất cấm trong chăn nuôi.
  • Cần xác minh làm rõ nguồn gốc heo bị nhiễm chất cấm
    8 năm trước Ý kiến bạn đọc
    BT- Là người dân Bình Thuận, khi đọc các tin bài về phát hiện 988 con heo nhiễm chất tạo nạc, tăng trọng nhập về TP. Hồ Chí Minh đăng trên các báo, trong đó 1 lô heo (58 con) có nguồn gốc từ Bình Thuận, hàm lượng ppb vượt ngưỡng cho phép lên tới hàng nghìn lần, tôi không khỏi phẫn nộ trước hành vi “giết người không dao” của những kẻ vô lương tâm chỉ vì lợi ích cá nhân mà sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả.
  • Làm rõ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
    8 năm trước Xã hội
    BTO- Mới đây, Chi Cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh phát hiện 5 lô heo ở Bình Thuận nhiễm chất cấm salbutamol (chất tạo nạc, tăng trọng) được Chi Cục Thú y tỉnh cấp giấy kiểm dịch gồm heo các xã Tân Hà, Tân Xuân và Thắng Hải (Hàm Tân). Phóng viên Báo Bình Thuận có cuộc trao đổi với ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng Phòng Nông nghiệp Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh về công tác kiểm tra, xác minh các trường hợp trên.
  • Tổ chức kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
    8 năm trước Kinh tế
    BTO- Chiều 22/1/2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở chủ trì đã tổ chức buổi họp bàn về nội dung tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong  chăn nuôi, theo thông tin  phản ánh  và chỉ đạo của Thanh tra Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Toàn bộ số heo đang được giám sát chặt chẽ không cho xuất bán để theo dõi sau 10 ngày nếu chất cấm dưới ngưỡng cho phép mới được xuất chuồng
    8 năm trước Trong nước
    Chiều 18/1, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tiếp tục công bố kết quả sau khi lấy mẫu kiểm nghiệm tại 20 trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn. Qua đó tiếp tục phát hiện 2 trại heo với số lượng lên tới gần 1.000 con heo sử dụng chất cấm Salbutamol.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO