Theo dõi trên

Dạy học sinh trung thực và lòng nhân ái

07/09/2022, 16:32

Ngày 5/9/2022 vừa qua, hòa chung không khí tưng bừng, hân hoan của quý thầy cô và hơn 23 triệu học sinh cả nước và tỉnh nhà đón chào năm học mới, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Bình Thuận đã đến dự lễ, phát biểu chào mừng và đánh trống khai giảng năm học 2022 - 2023.

Thông điệp được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi gắm cho cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành Giáo dục, đội ngũ quý thầy cô giáo đó là hình thành nhân cách cho học sinh về tình yêu thương, tự tin, trung thực và lòng nhân ái ngay từ ngày khai giảng năm học mới, đó là: “Chúng ta dạy cho học sinh hình thành nhân cách về tình yêu thương, trung thực, lòng nhân ái, sự nỗ lực, sống có lý tưởng, học cách vươn lên từ khó khăn, gian khổ, tự lực, tự cường... trên nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cháu, khuyến khích sự sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại, tư duy phản biện, khát vọng cống hiến…”.

2b76b2b4-d2eb-48b5-bf87-ca416586769f.jpeg

Thực vậy, trung thực, thật thà và giàu lòng nhân ái là đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Trong cuộc sống hằng ngày, sự gian dối dù với bất kỳ việc gì, trong hoàn cảnh nào cũng là rất đáng ghét, vì vậy luôn rất cần sự thật thà, trung thực và giàu lòng nhân ái phải được và luôn nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời, giáo dục phải hướng tới tạo môi trường dạy dỗ, đào tạo lành mạnh, an toàn, trí tuệ cho học sinh - thế hệ tương lai, chủ nhân của đất nước. Khơi dậy được ý chí, khát vọng, sáng tạo, nhân ái, tích lũy tri thức để trở thành công dân toàn cầu, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng nhấn mạnh: “Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ…”. Do vậy, đầu tiên, giáo viên, học sinh phải trung thực với chính mình. Nếu mình không trung thực với mình thì không thể trung thực với những giá trị lớn hơn. Cần phải coi trung thực là phẩm chất lớn mà học sinh cần phải học tập, rèn giũa để có được. Phải dạy cho học sinh, con em mình bài học về sự tử tế, trung thực và lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Từ đó học sinh sẽ biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh, không vô cảm với xã hội… Các thế hệ học sinh, con em mình biết quan tâm, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào gặp thiên tai, các bạn mồ côi do Covid-19 và những hoàn cảnh không may trong xã hội...

Bên cạnh đó, nhà trường, gia đình khuyên học sinh, con em mình phải biết khiêm nhường, thấu hiểu, yêu thương để trở thành người chân thành, tử tế. Bởi sự học ngày nay không phải “học để biết” mà còn “học để làm người, học để chung sống, học để khẳng định bản thân”. Chính những lời gửi gắm chân tình của quý thầy, cô giáo trở thành hành trang giúp học sinh vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thiện hơn mỗi ngày để trở thành người sống có ích cho xã hội.

Ngoài trung thực với chính mình ở mỗi thầy cô giáo, học sinh, nhà quản lý giáo dục, chúng ta cũng phải nghĩ tới câu chuyện không nên đặt nặng thành tích trong giáo dục để rồi “gây sức ép”, căng thẳng cho những người thực hiện. Có những trường đầu năm đặt ra thành tích để tạo áp lực là không nên. Mỗi học sinh, quý thầy cô giáo hãy làm tốt phần việc của mình, tự vượt qua được giới hạn bản thân đã là thành tích. Đánh giá về quý thầy cô giáo và học sinh cũng vậy, cần đánh giá về sự tiến bộ chứ không cần, không nên đánh giá về sự hoàn thiện. Con người khó ai hoàn thiện. Nếu tất cả chúng ta đều đánh giá, nhìn nhận như vậy thì tính trung thực ẩn chứa lòng nhân ái sẽ tăng lên chính trong môi trường sư phạm.

Dạy học là một công việc đặc biệt, đòi hỏi kiến thức, sự kiên trì, tấm lòng bao dung, nhân ái, yêu thương của đội ngũ quý thầy cô, “Tất cả vì đàn em thân yêu” và để học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, luôn để lại những dấu ấn yêu thương và tốt đẹp về những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Đó còn bồi đắp lòng bao dung cho thế hệ tương lai của đất nước.

Năm học 2022 - 2023 đánh dấu bước chuyển mình mới của ngành giáo dục trên đà hồi phục và phát triển. Dù thực tế trước mắt còn nhiều khó khăn nhưng sức mạnh của niềm tin và ý chí phấn đấu sẽ giúp ngành giáo dục, đội ngũ quý thầy cô và toàn thể học sinh nỗ lực vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vun trồng nên những thế hệ học sinh có đầy đủ đức - trí - tài góp phần xây dựng đất nước, quê hương.

DỤNG VĂN DUY


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ngày Tết Độc lập
Ngày Tết Độc lập năm ngoái, ngày Quốc khánh thứ 76 của đất nước đến vào thời điểm gian nan, thử thách nhất của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy học sinh trung thực và lòng nhân ái