Theo dõi trên

Khát vọng phát triển, bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái

01/12/2022, 05:53

Với chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh luôn đồng hành cùng chị em, đặc biệt là phụ nữ yếu thế, phụ nữ ở địa bàn khó khăn trong tiến trình thực hiện khát vọng phát triển và bình đẳng.

Nỗ lực thực hiện bình đẳng giới

Quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác phụ nữ, nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới (BĐG) đang được các cơ sở Hội phụ nữ triển khai tới hội viên và gia đình chị em.

img_1683.jpg
Phụ nữ Đức Bình (Tánh Linh) tự tin tham gia các hoạt động văn nghệ.

Theo đó, hàng năm hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về BĐG được triển khai dưới nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp từng nhóm đối tượng phụ nữ. Đó là thông qua hội nghị, trợ giúp pháp lý, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, truyền thanh cơ sở, mạng xã hội Zalo, Facebook… Nội dung tập trung vào văn bản pháp luật mới liên quan đến BĐG, quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, của người dân, hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật của tỉnh, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).

Qua truyền thông, các mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; tổ “Tư vấn, tuyên truyền pháp luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em”; tổ “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”; tổ “Phụ nữ giáo dục con em phòng, chống bạo lực học đường” tiếp tục được duy trì và kịp thời thể hiện trách nhiệm trong việc lên tiếng bảo vệ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, phụ nữ được đào tạo nghề, hỗ trợ lao động việc làm, tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe. Ở lĩnh vực kinh tế, chính trị, vai trò của phụ nữ ngày càng nâng cao, chị em đã tích cực tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, làm tăng sản phẩm cho xã hội, thu nhập của gia đình.

Tuy nhiên, dù BĐG và nâng cao vị thế cho phụ nữ có nhiều tiến bộ đáng kể, nhưng trên thực tế khoảng cách về giới vẫn còn tồn tại. Nhất là ở vùng ĐBDTTS trong tỉnh tỷ lệ học sinh học lên THPT còn hạn chế, tảo hôn giảm nhưng chưa bền vững. Vì vậy, cần tạo cơ hội nhiều hơn cho trẻ em gái và nâng cao nhận thức về BĐG.

img_1836.11.jpg
img_1844.111.jpg
Phụ nữ được tham gia lớp tập huấn về bình đẳng giới

Giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em miền núi

Lần đầu tiên, trong Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030” có một dự án dành riêng về BĐG. Tại Bình Thuận, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì triển khai Dự án 8 “Thực hiện BĐG và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai đến các cơ quan, đơn vị và địa phương.

Cụ thể, dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn 20 thôn/12 xã thuộc 4 huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình và chú trọng vào 4 nội dung can thiệp. Đó là tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giám sát và phản biện xã hội, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và già làng/trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.

Dự kiến đến năm 2025, với 20 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động, 15 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản được củng cố, nâng cao chất lượng, có 1 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường, có 3 địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố… sẽ là cơ sở góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Từ đó thúc đẩy quyền và trao cho phụ nữ DTTS cơ hội vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng và đất nước phát triển bền vững...

THÙY LINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khát vọng phát triển, bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái