LÀNG CHĂM

Người Chăm 20 năm “vác tù và hàng tổng”
10 tháng trước Xã hội
Nhiệt tình, hết lòng với công việc của thôn nhất là vận động bà con giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật… Ông Huỳnh Văn Cơ người Chăm ở thôn Phò Trì, xã Tân Thắng (Hàm Tân) là một người như thế, 20 năm làm trưởng thôn ông lặng lẽ góp sức vì sự phát triển thôn, xóm.
  • Đồng bào Chăm Bàni đón Tết Ramưwan an toàn, tiết kiệm
    2 năm trước Văn hóa - Thể thao
    Ramưwan là Tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàni. Những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nói chung và đồng bào Chăm theo đạo nói riêng luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, từ đó, đời sống của đồng bào đã được nâng lên đáng kể.
  • Đội Shipper tình nguyện giúp làng Chăm
    3 năm trước Đời sống
    BTO- Sau lệnh phong tỏa làng Chăm thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc (Tuy Phong) với trên 3.000 người dân bởi có ca nhiễm SARS –CoV -2, người dân không còn phải lo chuyện chợ búa, tất cả đã có đội shipper “áo xanh” tình nguyện sẵn sàng tiếp viện, hỗ trợ.
  • Xích Nghiêm – người con tiêu biểu của làng Chăm
    4 năm trước Giáo dục - Thanh niên
    BT- Đến thôn Thanh Kiết - xã Phan Thanh (Bắc Bình) hỏi về chàng trai trẻ Xích Văn Nghiêm (SN 1986) hầu như ai cũng biết, bởi anh là một trong những người con tiêu biểu, điển hình của làng Chăm nơi đây. Và cũng bởi anh còn được sinh ra trong một gia đình Chăm Bàni giàu truyền thống tại địa phương…
  • Tết mẹ ở làng Chăm Mưli
    5 năm trước Văn hóa - Thể thao
    BT - 1 tháng trước đó, thấy gió bấc se se thổi và vụ lúa mùa đã thu hoạch xong, thóc phơi đầy các sân gạch từng nhà, ông Thông Minh Tìm - Trưởng làng Chăm Mưli (xã Tân Thuận, Hàm Thuận Nam) liền nghĩ đến việc họp dân bàn chuyện Tết Chabui. Trong quá khứ, mỗi lần họp như vậy, người trong làng sẽ góp mỗi nhà 1 kg gạo, 1 kg nếp và 1 con gà, nhưng năm nay 293 hộ dân của làng (1.957 khẩu) thống nhất, mỗi hộ đóng 50.000 đồng thay hiện vật. “Tết Chabui làng Mưli tôi tổ chức trong 2 ngày. Ngày đầu tiên (7/1/2020) đại diện dân làng cùng nhau gói, nấu bánh đòn, chuẩn bị một số thức ăn. Ngày thứ 2, vào buổi chiều là lễ cúng mẹ Pô Nư gar, các vị thần… Lễ cúng kéo dài trong khoảng 2 giờ, sau đó dân làng hát vãi chài (một điệu hát ca ngợi lao động sản xuất, gồm có bên nam, bên nữ. Có một số nhà nghiên cứu nhận định hát vãi chài của người Chăm rất gần các điệu hò sông, biển của người Thanh Hóa).
  • Khởi sắc làng Chăm
    5 năm trước Xã hội
    BX- Về các xã thuần đồng bào dân tộc Chăm, huyện Bắc Bình sẽ thấy có sự thay đổi khá lớn. Không chỉ hoàn thiện về cơ sở hạ tầng mà định hướng phát triển kinh tế của các xã rất rõ nét…
  • Người của làng Chăm
    5 năm trước Văn hóa - Thể thao
    BT- Đến nay sau hơn 30 năm ông làm chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng thôn, ông đã nghỉ vì tuổi cao nhưng uy tín ông vẫn giữ được với tấm lòng yêu mến của bà con trong thôn.
  • Làng Chăm ngày mới
    6 năm trước Đời sống
    BT- Về các xã thuần đồng bào dân tộc Chăm, huyện Bắc Bình, sẽ thấy sự thay đổi nhanh chóng. Đường liên thôn, liên xã đã được bê-tông hóa, cơ sở vật chất phục vụ đời sống người dân đã dần hoàn thiện. Đến cuối năm 2017, tất cả các xã thuần đồng bào Chăm ở Bắc Bình đều đạt xã chuẩn nông thôn mới…
  • Làng Chăm trên đường đổi mới
    6 năm trước Xã hội
    BT- “Hồi đó nhà tôi thiếu trước hụt sau, nhưng bây giờ ti vi, tủ lạnh, xe máy có đủ, 6 đứa con đều được ăn học đến nơi đến chốn. Nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước thì chúng tôi sẽ khó có được ngày hôm nay” -ông Nguyễn Văn Nổng, ở thôn Bình Hòa, xã Phan Hòa (Bắc Bình) nói trong niềm phấn khởi… 
  • Người trưởng thôn trẻ tuổi năng động của làng Chăm
    8 năm trước Giáo dục - Thanh niên
    BT- Năm 2014, anh Thông Minh Tranh (SN 1984)  được bà con bầu làm trưởng thôn Lâm Thuận, xã Hàm Phú (Hàm Thuận Bắc). Với đặc thù vùng đồng bào Chăm nên thời gian đầu đảm nhiệm vai trò trưởng thôn, anh hết sức lúng túng trong việc trao đổi với các chức sắc, tôn giáo gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thôn. Nhưng nhờ kinh nghiệm có được gần 5 năm làm bí thư chi đoàn và 5 năm làm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, cùng với đức tính năng nổ, nhiệt tình đã dần dần giúp Tranh tạo được uy tín với bà con thông qua những việc làm cụ thể. Nhất là nhiệm kỳ qua, với vai trò trưởng thôn anh đã tích cực phối hợp với các chức sắc, Ban công tác Mặt trận thôn đưa ra dân bàn bạc, thực hiện các hạng mục, thiết chế văn hóa thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình xây dựng nông thôn mới được đồng bào tích cực hưởng ứng. Nổi bật là đồng bào đã cùng nhau đóng góp hơn 300 triệu đồng, hỗ trợ, thực hiện hoàn thành 1.300m đường bê tông xi măng vào các xóm dân cư; tất cả các tuyên...
  • “Nghệ nhân” giữ lửa làng Chăm
    8 năm trước Văn hóa - Thể thao
    BT- Chúng tôi đến nhà Sư cả Thường Xuân Hữu ở thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc (Tuy Phong) đúng lúc ông đang cặm cụi với bộ “kinh thư” văn hóa Chăm. Nhìn ông nắn nót từng nét chữ Chăm trên cuốn sổ tay, không ai nghĩ ông đã vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”. Thấy chúng tôi vào thăm, ông mừng ra mặt, ngừng tay tiếp khách. Ông tâm sự: “Giờ tuổi đã cao, các con khuyên dành thời gian nghỉ ngơi. Nhưng cái nghề, cái nghiệp đã ngấm vào máu, gắn với đời tôi lâu rồi”. Cái nghề, cái nghiệp mà ông nói đó là sưu tầm, lưu giữ và truyền dạy bộ “kinh thư” với gần trăm sách lớn nhỏ về sinh hoạt, lễ nghi văn hóa của người Chăm.
  • Về làng Chăm ăn nước lèo thịt dê
    11 năm trước Ẩm thực
     BT- Dù nhiều món ăn lạ và sang trọng của giới thượng lưu và vua chúa Chăm ngày xưa đã thất truyền, nhưng nay, ở mọi cộng đồng Chăm đều vẫn còn truyền lưu và ưa thích một số món ngon, trong đó đặc biệt là Ia tanut pabaiy (nước lèo thịt dê).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO