Theo dõi trên

Nghề sản xuất thuyền thúng vẫn còn dư địa

24/08/2018, 09:27

BT- Theo một con số của riêng ngành thủy sản, sản lượng hải sản khai thác năm 2017  đạt 213.000 tấn. Nhìn vào con số này cần hiểu: bên cạnh số thuyền to máy lớn, đi khơi đi xa còn có sự đóng góp của nghề khai thác ven bờ, trong đó có nghề câu thúng, còn gọi là thuyền thúng. Đã có hàng ngàn chiếc thuyền thúng của những ngư dân nghèo đi biển hàng đêm. Mỗi chiếc thúng giá chỉ vài triệu đồng nếu được gắn  động cơ có chân vịt thì chừng khoảng 15 triệu đồng, nhưng bù lại, ngư dân nghèo có thể  sống một cách tạm đủ nếu chuyên cần lao động. Và, một khi có nghề câu thúng, phải có nghề làm thúng! Cách đây hai mươi năm, thúng được đan bằng lạt tre già, được quét đi quét lại nhiều lớp dầu rái, cũng như phơi nắng cho thật khô, trước khi thả xuống nước. Thế nhưng, từ ngày tre rừng (già) không còn nhiều, giá  một cây tre tăng cao, nghề đan thúng cũng thu hẹp dần. Thay vào đó, nghề sản xuất thúng bằng vật liệu composit xuất hiện, bởi một số nghệ nhân có tay nghề đặc biệt. Anh Lê Văn Nam, ở thôn...

                       

Hà Thanh Tú



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 – 1/5/2024): Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng
Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta sinh ngày 1/5/1904 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dù đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng Đảng và Nhân dân ta luôn nhớ tới đồng chí, nhớ tới những đóng góp to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng, nhớ tới người Cộng sản bất khuất, kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề sản xuất thuyền thúng vẫn còn dư địa