Theo dõi trên

Người mẹ của trẻ khiếm thị

30/04/2018, 09:45

BTO - Hơn 15 năm qua, cô Đặng Thị Thúy Phượng hiện đang làGiám đốc Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Ánh sáng  thị xã La Gi đã luôn yêu thương, chăm sóc , bảo bọc và dạy dỗ cho 28 em nhỏ không may bị khiếm thị.

Dạy trẻ bằng tình thương của một người mẹ

Với mơ ước và khát vọng được dạy dỗ trẻ khiếm thị, hơn 20 năm trước. cô Đặng Thị Thúy Phượng  đã theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương chuyên ngành giáo dục, với những kiến thức được truyền đạt trên giảng đường cùng tâm huyết của mình cô Phượng  đã về Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Ánh sáng  thị xã La Gi  làm việc ngay khi vừa tốt nghiệp. Tại đây cô luôn ân cần dạy dỗ những đứa trẻ khiếm thị trở thành những học sinh chăm ngoan, học giỏi.

Cô Phượng và các em khiếm thị tại Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Ánh sáng  thị xã La Gi.

Dạy cho trẻ bình thường vốn dĩ đã khó khăn. Nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhất là với trẻ khuyết tật về mắt thì những khó khăn đó dường như gấp bội. Để các em làm quen trong mọi sinh hoạt hàng ngày, sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho học tập, vui chơi như bao trẻ em bình thường khác, cô Phượng và cô ở Trung tâm đã thế trọn vai những người làm cha, làm mẹ; các cô đã nâng đỡ, dìu dắt các em từ những hướng dẫn định hướng khi di chuyển, dạy từng con chữ Braig cho đến những sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, ngủ nghỉ...

Cô Đặng Thị Thúy Phượng - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Ánh sáng  thị xã La Gi chia sẻ: “Bởi vì các em khiếm thị đã quá thiệt thòi so với những đứa trẻ khác là không chỉ mất đi ánh sáng từ “ cửa sổ tâm hồn” mà còn thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ vì  vậy cô xem các đứa trẻ này như con của mình và chăm sóc dạy dỗ chúng bằng tất cả tình yêu thương của một người mẹ.”.

Các em đang được học nghề làm vòng đeo tay.

Chắp cánh cho trẻ vào đời

Hiện Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Ánh sáng La Gi có 28 em khiếm thị đang theo học, 28 em là 28 cảnh đời khác nhau nhưng các em lại giống nhau ở một điểm đó là bị khuyết tật về mắt và thiếu hẳn tình yêu thương của cha mẹ.  Như một cơ duyên tình cờ để các em đến đây qua sự giới thiệu của các tổ chức Hội Người mù, Hội Phụ nữ, qua sự giới thiệu của các cha xứ hoặc có em được chính Cô Phượng –Giám đốc Trung tâm mang về nuôi dưỡng khi cha mẹ các em đã không còn đủ khả năng để bảo bọc con mình.  28 em, nhỏ nhất chỉ mới 3 tuổi. Và lớn nhất 24 tuổi nhưng tận sâu trong tâm hồn của các em đâu đó tiềm ẩn những nỗi buồn của sự bất hạnh. Nhưng nhờ tình yêu thương của cô Phượng, các em phần nào vơi đi nỗi buồn khi phải sống xa cha mẹ, người thân.

 Bé Trương Ngọc Sương – Một học sinh ở Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Ánh sáng bày tỏ: Mặc dù bản thân e đôi lúc cũng rất buồn vì không được bố mẹ chăm nom, nhưng cô Phượng và các sơ ở trung tâm đã rất quan tâm yêu thương và tận tâm dạy dỗ em và các bạn khác ở trung tâm rất chu đáo”

Sau 15 năm thành lập, hiện Trung tâm Bảo trợ Khiếm thị Ánh Sáng thị xã La Gi đã có 1 em vào học Đại học, 2 em học xong lớp 12 đang dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, 3 em đang học tại trường THPT Nguyễn Huệ, 10 em đang học tại trường THCS Tân An và các em còn lại đang học tại Trường Tiểu học Tân  An 3.

Các em ở trung tâm đều học rất giỏi.

Sống tại trung tâm, các em khiếm thị không chỉ học tập, vui chơi mà các Cô ở Trung tâm đã định hướng cho các em được tiếp cận và học những nghề phù hợp với người khuyết tật. Bấm huyệt, massage, học đánh đàn, chơi trống…đã được các em tiếp thu tốt. Như em Lê Văn Vũ, nay đã 20 tuổi  mới học xong lớp 9 đã có thể massage thuần thục, chuyên nghiệp như những người đã vào nghề....

Em Lê Văn Vũ bày tỏ: “Mặc dù không may mắn như những bạn bè cùng trang lứa khác, nhưng với tình yêu thương của cô Phượng em sẽ cố gắng vượt qua nghịch cảnh, cố gắng học thật giỏi, sau khi tốt nghiệp THPT, em sẽ thi vào trường giáo dục đặc biệt, sau này trở thành thầy giáo dạy cho các em khuyết tật giống mình”

Cô Đặng Thị Thúy Phượng chia sẻ thêm: “Ước mơ lớn nhất của đội ngũ sư phạm trung tâm là có được một cơ sở khang trang hơn, để điều kiện dạy dỗ các trẻ khiếm thị được tốt hơn, hầu bù đắp phần nào những thiệt thòi mà các em đã gánh chịu. Hạnh phúc của những người làm công việc nuôi dạy trẻ khuyết tật là được nhìn thấy nụ cười tươi vui của các em khi được nuôi dưỡng, bảo bọc trong một mái ấm tràn ngập tình yêu thương. Từ mái ấm này, các em được chắp thêm đôi cánh, tự tin vững bước vào đời”.

Rạng Đông



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người mẹ của trẻ khiếm thị