Theo dõi trên

Nhiều yếu tố làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024

01/07/2024, 05:11

Giá lương thực - thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ y tế tăng… là những nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6/2024 tăng 0,57% so tháng trước đó và tăng 5,83% so cùng kỳ năm ngoái, còn so thời điểm cuối năm 2023 tăng 2,10%. Tính chung, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tại địa phương tăng 4,22% so với cùng kỳ năm trước…

Riêng trong tháng 6/2024, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính hầu hết đều tăng giá so tháng trước đó, bao gồm: Thuốc và dịch vụ y tế (tăng 7,68%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,84%); thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,41%); đồ uống và thuốc lá (tăng 0,37%); hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,30%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 0,29%); văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,22%); may mặc, mũ nón và giày dép (tăng 0,17%); bưu chính viễn thông (tăng 0,06%); giáo dục (tăng 0,02%). Chỉ có 1 nhóm hàng giảm giá là giao thông (giảm 2,51%).

img_4015.jpg
Người tiêu dùng tham quan, mua sắm tại siêu thị (Ảnh minh họa).

Theo Cục Thống kê Bình Thuận, nguyên nhân chính làm tăng CPI trong tháng 6/2024 là do giá dịch vụ y tế tăng 9,76% so tháng trước (tại địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo thông tư của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp). Bên cạnh đó, giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,84% so với tháng trước vì nhu cầu du lịch hè tăng, đồng thời trong tháng diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT nên nhu cầu ăn uống bên ngoài cũng tăng lên. Ngoài ra, tháng 6 cũng là thời điểm du lịch hè khiến nhu cầu du lịch tăng dẫn tới chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 0,6%...

Đối với các yếu tố làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm nay được xác định do giá lương thực tăng 23,85% so bình quân cùng kỳ (trong đó giá gạo tăng mạnh gần 30%). Trong khi giá các mặt hàng thực phẩm tăng 2,37% so bình quân cùng kỳ do giá mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, giá thịt chế biến và giá mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá rau quả tươi tăng cao. Thời gian qua giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cũng tăng 6,76% so bình quân cùng kỳ do giá xi măng, sắt thép, gạch, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng. Mặt khác chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt đã tăng 12,15% so bình quân cùng kỳ do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện tăng. Ngoài ra, giá nhiên liệu ghi nhận thêm 3,03% so bình quân cùng kỳ do ảnh hưởng điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước tăng theo giá thế giới.

Đ.QUỐC


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi ngày càng được cải thiện
Sáng 12/3, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi (NCT) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác NCT năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều yếu tố làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024