Theo dõi trên

Phản hồi bài báo “Chim trời kêu cứu!”

25/12/2019, 14:22

BT- Ngày 5/12 Báo Bình Thuận có đăng loạt bài viết “Chim trời kêu cứu!”, phản ánh tình trạng người dân săn bắt chim trời một cách vô tội vạ, đặc biệt chim yến mang lại nguồn thu cho các hộ nuôi yến lấy tổ. Việc săn bắt làm giảm về số lượng loài và cá thể chim, ảnh hưởng cân bằng hệ sinh thái môi trường...

Sau bài báo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Sở NN & PTNT) đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh phối hợp nghiên cứu rà soát các văn bản quy định bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã, quý hiếm để kịp thời thông tin đến các địa phương tăng cường biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng bảo vệ động vật hoang dã nói chung và chim yến nói riêng.

Qua nghiên cứu các văn bản, Chi cục Kiểm lâm tỉnh có ý kiến: Loài chim yến không có tên trong danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam tham gia Công ước CITES quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã và không phải động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB, IIB được quy định tại Nghị định 06/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm... Hơn nữa, theo Thông tư 35/2013/BNNPTNT việc quản lý nuôi chim yến không thuộc trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm, do đó không có cơ sở nào xử lý hành vi săn bắt, kinh doanh các sản phẩm từ chim yến.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn nạn săn bắt chim yến ảnh hưởng đến người nuôi yến lấy tổ, Chi cục Kiểm lâm đề nghị chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân không bẫy, bắt chim yến. Sở NN & PTNT cần kiến nghị Bộ NN & PTNT tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về quản lý, bảo vệ loài chim yến, có biện pháp chế tài xử phạt những hành vi bẫy, bắt chim yến.

Việc loài chim yến có đưa vào diện nguy cấp, quý hiếm cần quản lý, bảo vệ hay không thì có thể chưa rõ ràng, nhưng trong danh mục sách đỏ động vật của Việt Nam trên trang Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) có tên loài chim yến cần được bảo vệ. Trong khi chờ kiến nghị ban hành những quy định bảo vệ chim yến, chúng tôi cũng đề nghị các ngành chức năng chủ động đưa ra biện pháp ngăn chặn. Vì việc ban hành nghị định không phải nói là làm ngay mà rất lâu, việc làm đúng bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. Nếu không kịp thời bảo vệ loài chim hoang dã nói chung và chim yến nói riêng thì những năm tới sẽ sụt giảm nghiêm trọng số lượng của loài.

L.N



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cầu truyền hình 'Dưới lá cờ quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Cầu truyền hình "Dưới lá cờ quyết thắng" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đã diễn ra tối 5/5 tại 5 điểm cầu: Khu vực Sân hành lễ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1 (Điện Biên); Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa); Nhà rông Kon Klor (Kon Tum), Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Thành phố Hồ Chí Minh).
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản hồi bài báo “Chim trời kêu cứu!”