Theo dõi trên

Phát triển 3 trụ cột: Cần khẩn trương và quyết tâm hơn

11/04/2022, 05:06

Huy động và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực; phát triển toàn diện, trọng tâm là phát triển 3 trụ cột: Công nghiệp (năng lượng, chế biến); du lịch, thể thao biển và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… là một trong những nội dung trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra. Thời điểm này, khi đã bước qua năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết, yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này cần khẩn trương và quyết tâm hơn.

dsc_6240-1-.jpg
Giữ vững hình ảnh du lịch Bình Thuận “An toàn - thân thiện - chất lượng”, trở thành điểm đến hàng đầu khu vực. Ảnh: Đình Hòa.

Đối với trụ cột Công nghiệp

Phải khẩn trương triển khai thực hiện tốt Kế hoạch hành động thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Công thương, Đề án trung tâm năng lượng theo hướng phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về đất đai, mặt nước, quy hoạch đường truyền tải, vấn đề môi trường... để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp năng lượng, nhất là năng lượng điện gió, điện mặt trời, điện khí. Tập trung thúc đẩy, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Tuy Phong ở phía Bắc tỉnh; Khu công nghiệp Tân Đức, Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2 ở phía nam tỉnh, các cụm công nghiệp ở huyện Đức Linh, Tánh Linh. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tăng cường mời gọi các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, có trình độ khoa học - công nghệ cao đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế. Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các dự án sản xuất các thiết bị điện, linh kiện điện tử, lắp ráp máy móc, ô tô, xe máy... Thực hiện tốt các chính sách khuyến công và các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hợp tác; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển một số khu công nghiệp mới theo hướng kết hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã có và phấn đấu thu hút lấp đầy trên 70% diện tích các khu, cụm công nghiệp đã hoàn thiện ở giai đoạn 2015 - 2020.

Đối với trụ cột Du lịch, thể thao biển

Tích cực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đề án “Xây dựng Bình Thuận thành Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia”, trong đó lấy khu vực Hàm Tiến, Mũi Né và phụ cận làm lỏi lan tỏa. Tập trung phát triển mạnh các loại hình du lịch biển, thể thao biển, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, xây dựng và hình thành mạng lưới các điểm đến du lịch. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, tiếp tục mở rộng liên kết, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đẳng cấp cao; thu hút đầu tư các dự án dịch vụ du lịch, nhất là các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ du lịch vào ban đêm, giữ vững hình ảnh du lịch Bình Thuận “An toàn - thân thiện - chất lượng”, trở thành điểm đến hàng đầu khu vực. Xây dựng, gắn kết giữa quy hoạch phát triển du lịch và phát triển đô thị biển. Xây dựng chuỗi đô thị biển đồng bộ, từng bước hiện đại, lấy Phan Thiết làm trung tâm. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, thực chất hơn nữa hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư. Tổ chức tốt các kênh phân phối vật tư, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh các thủ tục hành chính để các nhà đầu tư mới sớm hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án du lịch lớn, tạo hạt nhân lan tỏa và sức hút du lịch. Bình Thuận cũng đã đăng ký đón khách du lịch quốc tế với các giải pháp du lịch an toàn. Cùng với đó, phải tập trung phát huy vai trò của hạ tầng giao thông để phát triển hệ thống dịch vụ logistics phục vụ liên kết vùng, kết nối vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; chú trọng phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, phát triển dịch vụ cảng biển gắn kết với các khu công nghiệp của địa phương. Phát triển các ngành dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ khác. Từng bước phát triển thương mại điện tử, khuyến khích thanh toán qua mạng, không dùng tiền mặt.

Đối với trụ cột Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; khuyến khích chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống dịch bệnh; hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ổn định, quy mô lớn. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách của Nhà nước về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích, nhất là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương và huy động các nguồn lực của tỉnh để đầu tư các công trình thủy lợi theo quy hoạch; vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi nhỏ, phấn đấu đến năm 2025 đảm bảo chủ động nước phục vụ sản xuất khuyến khích trồng rừng sản xuất với các loại cây có giá trị kinh tế cao gắn với tái tạo, phát triển các loại cây bản địa. Thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Đảng, Nhà nước về quản lý, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp; tiếp tục hoàn thiện việc rà soát, đánh giá tổng thể rừng, theo dõi giám sát, cập nhật hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng; nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng; huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng. Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ; tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn gắn với kiểm soát thú y và hoạt động giết mổ tập trung, bảo đảm vệ sinh môi trường. Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi hải sản trên biển gắn với chế biến, tạo giá trị gia tăng cao. Phát huy hiệu quả khai thác xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá. Triển khai các biện pháp phù hợp để bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái vùng ven bờ, hải đảo. Giữ vững uy tín, chất lượng, thương hiệu tôm giống Bình Thuận song song với phát triển vùng sản xuất tôm giống tập trung, ứng dụng công nghệ cao, có hiệu quả.

Với những nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định cụ thể, cùng với tất cả sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, chung lòng của các tầng lớp nhân dân, việc khẩn trương và quyết tâm hơn nữa trong quá trình triển khai nhiệm vụ trọng tâm này, chắc chắn rằng 3 trụ cột sẽ góp phần để Bình Thuận đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tỉnh nhà phát triển toàn diện, đưa Bình Thuận phát triển nhanh và bền vững.

BẢO TÍN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hàm Thuận Bắc:  Dâng hương viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
Nhân kỉ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Hàm Thuận (8/4/1975 – 8/4/2022), sáng nay 8/4, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN huyện Hàm Thuận Bắc và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức khối cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang huyện, cùng cán bộ, nhân dân thị trấn Ma Lâm đã đến đặt vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm và Nhà bia ghi danh liệt sĩ huyện, đồng thời dâng hoa, dâng hương viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà truyền thống huyện.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển 3 trụ cột: Cần khẩn trương và quyết tâm hơn