Bám sát thực tiễn
Ban Thường vụ Thị ủy La Gi cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23, hoạt động VHNT thị xã đạt được nhiều thành tựu, cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra. Hoạt động sáng tạo VHNT bám sát thực tiễn, đúng định hướng, tư tưởng, đường lối văn hóa nghệ thuật của Đảng; VHNT chuyển biến tích cực theo hướng mới, bám sát các chủ đề thực tiễn được nhân dân và xã hội quan tâm. Đáng chú ý, trong lĩnh vực sáng tạo, thị xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập, lao động sáng tác và tiếp cận thực tiễn để sáng tác VHNT của đội ngũ văn nghệ sĩ.
Đồng thời, chỉ đạo xây dựng chương trình nghệ thuật sân khấu hóa “Sự tích Thầy Thím” để phục vụ Lễ hội Văn hóa Du lịch Dinh Thầy Thím hàng năm của địa phương; chỉ đạo biên tập và xuất bản Tập san “Thị xã La Gi - 15 năm thành lập và phát triển”; tổ chức nhiều trại sáng tác tại thị xã... Qua đó đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật tiêu biểu phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân địa phương và du khách, góp phần xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật của thị xã. Trong đó có nhiều tác phẩm nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân như: Tác phẩm La Gi biển xanh nắng ấm; La Gi: Dấu ấn một trăm năm (1916 - 2016); clip nhạc về thị xã La Gi; clip nhạc về Dinh Thầy Thím; phát động thi vẽ Logo thị xã La Gi...
Hướng đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”
Theo Ban Thường vụ Thị ủy La Gi, để VHNT phát triển lên tầm cao hơn, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân, thời gian tới, thị xã sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động VHNT, tập trung cho nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt, VHNT phải góp phần “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Bên cạnh đó, thị xã La Gi sẽ khuyến khích việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức công chúng nhằm chủ động và tạo sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại, nâng cao vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam, hướng đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”, nhất là trong thế hệ trẻ.
Ngoài ra, đẩy mạnh và tổ chức hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ các ngày lễ, ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và của địa phương. Quan tâm đầu tư, bố trí ngân sách, từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa trên địa bàn; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thị xã, nhất là các di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh góp phần nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa, đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần cho người dân địa phương...