Theo dõi trên

Thương mại điện tử thời kỳ dịch Covid-19: Khi mua sắm trực tuyến lên ngôi

16/01/2022, 10:00 - Lượt đọc: 210

BX- Khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện cho đến nay, nền kinh tế cũng như các hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới đã đang rơi vào một thời điểm khó khăn kéo dài, buộc ngành công nghệ cũng phải tìm cách thay đổi để sinh tồn.

Giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm, khiến ngay cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc mua sắm trực tuyến.

dien-tu.jpg

Thay đổi thói quen mua hàng truyền thống

Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang website và ứng dụng sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora hay JD… khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ, từ đồ tạp hóa, điện tử, cho đến các dịch vụ giáo dục… chỉ với một cú nhấp chuột hoặc những thao tác đơn giản trên thiết bị di động thông minh và điều quan trọng là với mức giá rất phải chăng. Có thể thấy rõ ngành thương mại điện tử đang ngày càng mang lại nhiều động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Thực tế cho thấy, các nền tảng thương mại điện tử đã góp phần mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng cho những người sống ở các thành phố nhỏ, phụ cận và cả khu vực nông thôn; kết nối người tiêu dùng trẻ và sống tại những vùng ven đến với nhiều thương hiệu quốc tế. Một tính năng giúp việc mua hàng xuyên biên giới trên nền tảng kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn chính là sự hiện diện của các loại ví điện tử, có thể được sử dụng để mua bất kỳ một sản phẩm nào trên nền tảng thương mại điện tử.

Những xu hướng phát triển

Trong vài năm qua, mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng (qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử) mà không cần qua bất kỳ một kênh phân phối nào đã bùng nổ, giúp các thương hiệu tiếp cận trực tiếp với khách hàng và đạt lợi nhuận tốt. Đồng thời giúp khách hàng tiếp cận trực tiếp với thương hiệu, với mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, giờ đây xu hướng này đang thay đổi. Doanh số bán hàng nhãn hiệu riêng cao cấp đang gia tăng, khách hàng đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thương hiệu riêng để tiếp cận những sản phẩm cao cấp và trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo từ lâu đã được sử dụng trong thương mại điện tử để đưa ra các đề xuất chọn lọc thông minh về sản phẩm, giúp khách hàng hình dung về sản phẩm tốt hơn và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các thắc mắc của khách hàng. Thời gian tới, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp các công ty thương mại điện tử tìm kiếm khách hàng, phân tích các xu hướng hiện tại cùng với sản phẩm, kênh bán hàng, khách hàng và hành vi của người mua để xác định các kênh mua sắm, thời gian và giá tốt nhất để niêm yết sản phẩm.

Khi người tiêu dùng tập trung vào mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh mô hình kinh doanh này. Điều đó đã làm cho “đấu trường” quảng cáo trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Trên thực tế, thói quen của người mua sắm sẽ là sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số. Điều quan trọng đối với các trang thương mại điện tử là phải làm cho việc chuyển đổi giữa các kênh mua bán trở nên dễ dàng nhất có thể đối với người tiêu dùng để sau đại dịch họ vẫn có thể thích ứng với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

HƯƠNG LAN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Phát triển thương mại miền núi: Thu hẹp chênh lệch giữa các vùng miền
BT- Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã đem lại nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, điểm nhấn quan trọng là thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, nâng cao thu nhập người dân và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thương mại điện tử thời kỳ dịch Covid-19: Khi mua sắm trực tuyến lên ngôi